Pháp luật

Huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh: Có hiện tượng côn đồ bảo kê mùa gặt?

Nhiều chủ máy gặt ở xã Kỳ Tiến (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phản ánh về việc họ đang phải đối mặt với việc bị nhóm côn đồ trong xã răn đe, chửi bới thậm chí nhắn tin đe dọa nếu không tăng giá gặt lúa thì chúng sẽ không để yên.

Suýt đánh nhau vì giành giật địa bàn  

Những ngày gần đây trên địa bàn xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh đang bước vào mùa cao điểm thu hoạch mùa vụ  Hè thu, nhiều người dân ở đây đã thuê máy gặt ở nơi khác về nhằm giúp bà con đẩy nhanh thu hoạch mùa vụ. Tuy nhiên, sự việc không đơn thuần như nguyện vọng của người dân mong muốn. Do giành giật từng cánh đồng, muốn đẩy giá gặt lên cao nên đã có hiện tượng một số chủ  máy đã thuê côn đồ bảo kê để nhằm thu lợi bất chính của người dân. Vào sáng ngày 17/5/2017, tại cánh đồng thôn Hưng Phú (Kỳ Tiến, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xẩy ra vụ tranh chấp, xích mích giữa  2 chủ  máy  anh Tường và anh Cẩm cùng cư trụ trên địa bàn xã Kỳ Tiến.

 Những cánh đồng vào mùa vụ gặt, liệu có việc bảo kê.

Trao đổi với PV bác Nguyễn Văn Cảnh, đảng viên, hội viên người cao tuổi trú tại thôn Hưng Phú cho biết: “Khi  máy anh Tường đang gặt thì  một số người bên máy anh Cẩm chạy lên gây gổ và không cho máy anh Tường gặt vì máy gặt giá của anh Tường quá thấp (100.000 đồng /sào).

Đỉnh điểm mâu thuẫn anh Cẩm dùng mũ cối ném anh Minh-thợ lái máy gặt thuê cho anh Tường, người dân ở đó chứng kiến rất đông nhưng không ai dám vào can. Tôi thấy tình hình như thế sợ có vấn đề xảy ra nên tôi điện cho anh Long, Chủ tịch UBND xã Kỳ Tiến báo sự việc thì anh Long trả lời có anh Viện-Trưởng Công an dưới rồi. Sau đó, người dân có điện cho anh Viện mà không thấy anh đến”.

 Ngoài ra một người dân (xin giấu tên) cho biết: “Họ thuê máy gặt nơi khác về thuê côn đồ bảo kê từng cánh đồng rồi đẩy giá gặt lên cao 150.000 đ/sào. Trong khi đó chủ máy được hưởng 110.000đ/ sao, số còn lại vào tay các đối tượng trên, đây là hành động bóc lột có phải làm ăn đâu nữa”.

Khi phóng viên đưa toàn bộ sự việc  trên trao đổi với ông Phạm Ngọc Viện- Trưởng Công an xã Kỳ Tiến về vấn đề trên, cũng như thông tin dư luận trong nhân dân về việc bảo kê mùa gặt. Ông Viện cho rằng: “Những nội dung người dân phản ánh do hai máy gặt vùng trên và vùng dưới nói nhau thôi. Tôi vừa trực tiếp ra giải quyết về mà không có sự bảo kê, họ gặt theo vùng để tạo điều kiện  anh em nói với nhau làm ăn chứ  việc bảo kê ngoài ra không có”?.

 Tin nhắn đe dọa chủ máy gặt có giá thấp hơn.

Nói về giá thành gặt lúa với mức giá trên nhiều cánh đồng xã Kỳ Tiến (150.000đ/sào) mà trong khi giá UBND huyện Kỳ Anh quy định là 130.000 đ/sao thì ông Trưởng Công an xã này phân trần rằng: “Chỉ có 140.000 là ruộng sâu mà lúa bị ngã rạp họ phải lấy như thế. Nhưng đợt này lúa mất mùa nên chỉ gặt sào 110.000 -120.000 thôi”. Trong khi đó thì người dân cho biết gặt 1 sào giá 150.000đồng. Sau đó, ông Viện nói với giọng gay gắt: “Điều máy 2-3km thì phải nâng giá cho họ”.

 

Theo  báo cáo lãnh đạo UBND xã Kỳ Tiến (Kỳ Anh- Hà Tĩnh) cho biết, vụ hè thu năm 2017 người dân sẽ thu hoạch gần 480 ha, nhưng hầu như diện tích  bị mất mùa nghiêm trọng .

Thiết nghĩ, việc chính quyền xã Kỳ Tiến đã nghiêm chỉnh thực hiện công văn chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Anh về việc quy định mức giá gặt lúa trên mỗi sào ruộng hay chưa? Mong rằng các cơ quan chức năng huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh sớm xác minh làm rõ vấn đề trên. Tránh tình trạng gây mất trật tự xã hội, cũng như đem lại quyền lợi cho người nông dân một nắng hai sương đang chịu cảnh mất mùa do thiên tai.

Nên đọc
Nhóm PV Điều tra
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo