Iran 'cầm đằng chuôi' trước quyết định về số phận giá dầu
Hai nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Ả Rập Saudi và Nga ngày 16/2 đã đồng ý giữ nguyên mức sản lượng, tuy nhiên tiếp tục yêu cầu các nước khác tham gia. Nhất là khi “ông lớn” dầu mỏ Iran chưa xuất hiện trên bàn đàm phán, với tham vọng tăng sản lượng rõ rệt sau khi thỏa thuận hạt nhân có hiệu lực.
Những thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC) như Qatar, Venezula và Kuwat cũng đề xuất giữ nguyên sản lượng và nguồn cung dầu ở Iraq – nhà sản xuất dầu nhanh nhất thế giới trong năm qua.
Ngày 17/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio Del Pino và người đồng cấp Iraq Adel Abdel Mahdi sẽ tới Tehran để hội đàm với người đồng cấp Iran Bijan Zanganeh. Đây là bước đi nhằm “chặn đứng” tham vọng bơm lượng dầu lớn vào thị trường trong một vài tháng tới, như Tehran từng tuyên bố.
Hôm qua, giá dầu Brent cơ sở đã giảm 2% xuống dưới 33 USD/thùng với quan ngại Iran sẽ từ chối thỏa thuận này và thậm chí nếu Tehran đồng ý, cũng chưa ngay lập tức “hạ nhiệt” nguồn cung dầu toàn cầu.
Sản lượng dầu của Ả Rập Saudi và Nga đang ở mức cao kỷ lục có khả năng làm khó cho bất kỳ thỏa thuận nào. Bởi trong khi đó, Iran đang phải sản xuất ít nhất 1 triệu thùng thấp hơn khả năng, cũng như so với mức sản lượng trước khi bị trừng phạt.
Nếu thành công, đây sẽ là thỏa thuận dầu đầu tiên kể từ năm 2001. Thỏa thuận gần đây nhất giữa các quốc gia OPEC và không thuộc OPEC là khi Ả Rập Saudi thuyết phục Mexico, Na Uy và Nga đóng góp vào quá trình giảm sản lượng, bất chấp Moscow chưa từng thực hiện và thậm chí còn tăng kim ngạch xuất khẩu dầu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Triết lý “đô thị vị nhân sinh” dẫn lối hành trình kiến tạo đô thị bền vững tại The Global City
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
FID báo cáo sai khoản lỗ
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng