Thị trường

Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Bộ Công Thương

(DNVN) - Theo tin từ Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vừa phê duyệt Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 của Cục Quản lý thị trường.

Kế hoạch này nhằm bảo đảm sự tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường; góp phần phát triển sản xuất, bình ổn thị trường, mở rộng giao lưu hàng hóa, dịch vụ; bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng.

Đánh giá tình hình thực thi các quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường; biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, chấn chỉnh ngay các yếu kém, sai sót và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tổng kết, đánh giá, hướng dẫn các Chi cục Quản lý thị trường trong công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, khí, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên thị trường; Qua kiểm tra phát hiện những bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.

Ảnh minh họa.

Để đạt được mục tiêu đề ra cho Kế hoạch, đòi hỏi hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính phải tuân thủ đúng quy định của của pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều phải được phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đồng thời công tác kiểm tra, xử phạt phải gắn với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với nhóm đối tượng được kiểm tra. Việc kiểm tra, kiểm soát không gây phiền hà, trở ngại cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ; đảm bảo các hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp được diễn ra bình thường.

Việc triển khai tổ chức kiểm tra có kế hoạch cụ thể, nội dung kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả; việc đánh giá, kết luận kiểm tra phản ánh thực tế khách quan, trung thực và đảm bảo công bằng. Rút ra được những vấn đề cần quan tâm trong chỉ đạo, điều hành quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, gas, phân bón vô cơ trong thời gian tới; kiến nghị, đề xuất với cấp có thẩm quyền để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh thực phẩm, xăng dầu, gas, phân bón vô cơ, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

Kế hoạch này tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón vô cơ: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ; việc ghi nhãn hàng hóa theo quy định và các quy định khác của pháp luật trong kinh doanh phân bón vô cơ.

Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh; kiểm tra Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; hệ thống phân phối, mua bán xăng dầu theo hệ thống phân phối; kiểm tra hợp đồng đại lý, hóa đơn chứng từ hàng hóa; kiểm tra việc thực hiện quy định về kinh doanh xăng dầu và các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thương nhân kinh doanh khí đầu mối, trạm nạp, trạm cấp: Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện kinh doanh, việc duy trì các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện trạm nạp, điều kiện trạm cấp; hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn, chứng từ; việc thực hiện các quy định về hệ thống phân phối (đối với khí dầu mỏ hoá lỏng) và các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí theo Nghị định số 19/2016/NĐ-CP ngày 22/3/2016 của Chính phủ về kinh doanh khí và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

 

Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh; hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa; các quy định về an toàn thực phẩm; nhãn hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật.

Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm: Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm.

Doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng; Kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, điều kiện kinh doanh, hóa đơn, chứng từ, nhãn hàng hóa, xuất xứ hàng hóa và các quy định khác của pháp luật trong nhập khẩu, kinh doanh hàng tiêu dùng.

Thời gian thực hiện chung đối với các nội dung của Kế hoạch kiểm tra thường xuyên năm 2017 từ ngày 01/1/2017 đến hết ngày 31/10/2017.

 

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo