Quốc tế

Kế hoạch thành lập NATO Ả Rập không trở thành hiện thực

Chuyên gia về Syria, nhà bình luận chính trị Hüsnü Mahalli đã đưa ra ý kiến bình luận về kết quả chuyến công du Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo quan điểm của ông, chuyến viếng thăm Ả Rập Saudi của Trump có thể được nhận định là chiến thắng của người Ả Rập. Còn những gì ông Trump đã đạt được trong chuyến thăm vẫn là điểm tranh cãi bỏ ngỏ. Ở đây đang nói đến việc ký kết hợp đồng cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự đến 110 tỷ USD, và công bố đã đạt được thỏa thuận nguyên tắc với Vương quốc Ả rập Xê út về vấn đề này trong thập kỷ tiếp theo với trị giá 350 tỷ USD.

Kế hoạch thành lập NATO Ả Rập không trở thành hiện thực.

"Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump hứa sẽ tìm ra lối thoát khỏi tình trạng thất nghiệp cao. Chẳng lẽ, ông ta sẽ giải quyết tình trạng thất nghiệp bằng cách khởi động các nhà máy sản xuất vũ khí? Hành động như vậy từ phía chính quyền Mỹ mang tính chất khá mâu thuẫn. Và nếu như lợi ích của phía Mỹ ở đây khá là mơ hồ, thì không nghi ngờ gì nữa, điều đó lại đáp ứng đầy đủ mọi quyền lợi của Ả Rập Saudi", ông Mahalli nhấn mạnh.

Theo ý kiến của Makhalli, việc phục hồi mối quan hệ đồng minh giữa Riyadh và Washington tiềm ẩn mối nguy hiểm nhất định cho khu vực.

"Một sự kiện quan trọng là chuyến thăm Washington của hoàng tử Mohammed bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi diễn ra một tháng trước chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Chúng ta hãy quay về với lịch sử. Ngày 14/2/1945, năm Thế chiến II kết thúc, Tổng thống Roosevelt trở về từ hội nghị Yalta đã gặp Quốc vương Ả Rập Saudi Abdul Aziz  ở khu vực Biển Đỏ. Kể từ đó, Ả Rập Saudi đã đóng một vai trò hết sức tiêu cực trong khu vực.

Quốc gia này tích cực nhúng tay vào việc tàn phá khu vực, thúc đẩy xung đột, tạo ra và phát triển tư tưởng Hồi giáo cực đoan. Để làm tất cả  những điều này, Ả Rập Saudi đã sử dụng các nhóm như Al Qaeda và Taliban. Tôi tin rằng cuộc gặp gỡ diễn ra trong chuyến thăm gần đây của Tổng thống Trump đóng một vai trò rất quan trọng và không kém phần nguy hiểm trong tương lai, ít nhất là trong 70 năm tới", Mahalli nhận xét.

Bình luận về ý tưởng thành lập khối "NATO Ả Rập", Mahalli nhấn mạnh ông không nghĩ rằng một kế hoạch như vậy  sẽ được thực thi bởi vì  giữa các nước Ả Rập không có sự đoàn kết, và những nỗ lực để tạo thành một khối như vậy sẽ dẫn đến  mâu thuẫn sâu sắc giữa các quốc gia trong khu vực.

 

"Với việc triển khai kế hoạch như vậy sẽ xuất hiện mớ bòng bong rối rắm phức tạp  bởi vì  lực lượng  này sẽ đối chọi với lực lượng khác. Ở đây, Libya là một ví dụ điển hình, đây là một quốc gia Hồi giáo Sunni hoàn toàn 100%. Tất cả các phe nhóm đối kháng được  hình thành từ  người Sunni. Ai Cập và UAE đang hỗ trợ một phần cho những phe đối lập đó. Một phần khác nhận được hỗ trợ từ Bahrain và Ả Rập Saudi. Phần thứ ba nhận trợ giúp  từ Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar,  phần thứ tư — dựa vào Ý. Trên cơ sở 40 năm kinh nghiệm báo chí mà tôi đã thu nhận được trong khi làm việc ở các nước Hồi giáo, đặc biệt là trong khu vực Ả Rập phía Đông, tôi có thể dự đoán rằng mưu đồ tương tự sẽ không thể trở thành hiện thực", Mahalli nói.

 

Nên đọc
theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo