Xã hội

Khai mạc Triển lãm ảnh Vầng Trăng Khuyết 2015: Những vẻ đẹp còn "ẩn dấu"

(DNVN) - Chiều nay (20/12), tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (36 Lý Thường Kiệt - Hà Nội), đã chính bắt đầu khai mạc triển lãm và ra mắt bộ sách ảnh về người khuyết tật - Chương trình nằm trong khuôn khổ Liên hoan "Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2015".

Buổi triển lãm và ra mắt bộ sách ảnh về 10 thí sinh khuyết tật đã chính thức khai mạc vào lúc 15h chiều ngày 20/12, chương trình triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 22/12/2015. 

Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm phát triển sức khỏe bền vững (VietHealth), đồng ban tổ chức Chương trình Liên hoan "Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2015" cho biết, lần thứ 2 được tổ chức, Liên hoan "Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2015" nhằm tiếp tục truyền gửi thông điệp về vẻ đẹp trong sự đa dạng, không phụ thuộc vào môt “cơ thể hoàn thiện”, mà nằm ở nghị lực, trí tuệ, sự tự tin và những tài năng tiềm ẩn bên trong mỗi con người; khuyến khích người khuyết tật, đặc biệt là phụ nữ khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, thêm tự tin thể hiện khả năng và nói lên tiếng nói của chính mình.

Ông Lê Quang Dương - Giám đốc VietHealth phát biểu tại buổi triển lãm.

Ông Dương cũng cho biết, trải qua vòng xét chọn từ 112 ứng và từ 40 tỉnh thành, Ban tổ chức và Ban giám khảo vòng Bán kết đã chọn ra 10 vầng trăng khuyết ưu tú nhất, những phụ nữ giàu nghị lực, thông minh và tài năng nhất. Với những câu chuyện, hành động, nỗ lực và sự cống hiến cho cộng đồng của chính mình, họ xứng đáng là những đại diện cho phụ nữ khuyết tật trong một liên hoan mang tên Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết.

Ông Phạm Hoài Thanh chia sẻ với PV về chủ đề của buổi triển lãm ảnh.

Cũng chia sẻ tại buổi triển lãm, ông Phạm Hoài Thanh - Ban giám khảo chương trình Liên hoan Vầng Trăng Khuyết 2015, đồng thời ông cũng là người trực tiếp ghi lại những hình ảnh của các thí sinh đã lọt có mặt tại vòng chung kết cuộc thi, cho biết, những bức ảnh tại buổi triển lãm miêu tả lại một phần vầng hào quang rực rỡ, tiêu biểu cho vẻ đẹp ý chí và nghị lực đáng khâm phục của 10 trái tim tràn ngập sức mạnh của tình yêu cuộc sống tham dự vòng Chung kết Liên hoan Vẻ đẹp Vầng trăng khuyết 2015. 

"Là giám khảo và đại diện ban tổ chức, chúng tôi đã đến từng nhà thí sinh, gặp gỡ trao đổi, truyện trò và ghi lại hình ảnh về của sống của các bạn. Chúng tôi đã không dám khóc trước mặt các bạn vì nhiệm vụ của chúng tôi không được cảm tính nhưng trong lòng chúng tôi đã khóc. Không phải những giọt nước mắt chỉ vì thương xót những gì các bạn ấy đã trải qua mà là những giọt nước mắt kính trọng những trái tim trọn vẹn và nghị lực tuyệt vời mà các bạn đã và đang thể hiện", ông Phạm Hoài Thanh chia sẻ.

Dưới đây là những hình ảnh PV ghi lại tại buổi triển lãm:

Các thí sinh lọt và vòng chung kết cuộc thi cũng có mặt tài buổi triển lãm.
Thí sinh Trương Thị Hoài Hạnh - 1 trong 10 gương mặt lọt vào đêm chung kết Liên hoan Vẻ đẹp Vâng trăng khuyết 2015 phát biểu tại buổi triển lãm.
Thí sinh Trương Thị Thương phát biểu.
Thí sinh Nguyễn Thị Thanh Hoa phát biểu.
Các bức ảnh tại buổi triển lãm nói về nghị lực của 10 thí sinh khuyết tật xuất sắc nhất.
Thí sinh Phạm Thị Mỹ Châu (SN 1987, Nghệ An) tốt nghiệp ngành Kế toán Trường Cao đẳng Công nghiệp thành phố Vinh, xinh đẹp, được nhiều người yêu quý, bạn trai đã đưa gia đình đến nói chuyện tính chuyện hôn lễ. Nhưng chiếc xe chở Châu và bạn bè bị lật, tương lai rực rỡ đang mở ra trước mắt cô bỗng trở nên tối sầm...
Ba năm, cha mẹ bán hết tài sản đưa cô đi khắp nơi, kể cả nước ngoài chữa chạy, nhưng vô vọng. Châu không tả được nỗi đau đớn, thất vọng trong những năm tháng đó. Cuối cùng, cô buộc phải chấp nhận sự thật là cuộc đời mình sẽ gắn với chiếc xe lăn...
Quyết tâm không để bố mẹ nuôi và chăm lo mãi cho mình, Châu lên mạng internet tìm kiếm bạn bè và công việc phù hợp để kiếm tiền. Ngoài ra Châu còn làm kế toán cho một công ty bảo hiểm... và cứ như thế thới giới lại dần mở ra đối với Châu.
Thí sinh Tạ Thị Duyên (SN 1989, Đắk Lắk), thi xong tốt nghiệp phổ thông, Duyên cùng bạn bè về nhà chơi liên hoan. Khi cắm tai nghe nhạc vào tai bỗng cô thấy như nổ bùng rồi từ đó không nghe thấy gì nữa. 
Không nghe thấy nhưng Duyên vẫn thi đỗ cao đẳng sư phạm một nghề mà cô ước mơ từ nhỏ. Thế nhưng tự thấy rằng mình không thể theo đuổi được ước mơ làm cô giáo nữa, Duyên xuống thành phố Hồ Chí Minh chọn thi vào Khoa Công nghệ may, Trường Đại học Công nghiệp...
Tốt nghiệp đại học, Duyên ở lại TP Hồ Chí Minh làm việc cho một công ty may. Tất cả chị em trong xưởng đều khen Duyên may đẹp. Mỗi lần có ai hỏi về kỹ thuật Duyên đều giải thích ân cần. Cô nắm vững các công nghệ, thậm chí còn thiết kế khuôn dập cho công ty khi không có nguời làm.
Thí sinh Trương Thị Hoài Hạnh (SN 1988, TP. HCM), sinh ra và lớn lên ở Huế, lên đến cấp 3 sau 2 lần phẫu thuật thì mắt Hạnh gần như không nhìn thấy nữa, nhưng cô vẫn đi học, cố gắng chép bài từ bạn bè...
Cô thi đỗ vào Khoa tâm lý giáo dục Đại học Sư phạm Huế nhưng sau một tháng, nhà trường đề nghị Hạnh chọn ngành khác vì khoa sư phạm không nhận sinh viên khuyết tật. Khóc hơn một tháng trời, cuối cùng nhà trường đồng ý cho Hạnh học tiếp nhưng chỉ nhận bằng cử nhân. Sau đó, Hạnh theo học văn bằng hai ngành Giáo dục đặc biệt tại Trường ĐH Sư phạm TP. HCM...
Mặc dù không nhìn thấy, nhưng Hạnh vẫn có thể tự trang trải cuộc sống, sinh hoạt cá nhân như người bình thường.
Thí sinh Thạch Phương Lynh (SN 1988, Sóc Trăng), hồi bé Lynh hay ốm lắm, năm 3 tuổi Lynh bị sốt, mẹ tưởng sốt bình thường nên không để ý nhưng sau đó thì chân yếu dần. Đi học bạn bè xa lánh, không ai chơi chung, mấy bạn nghịch thì hay chọc phá...
Tốt nghiệp lớp 10 Lynh vào khoa Mỹ thuật, Trường Trung học Văn hoá Mỹ thuật đồng thời học tiếp lớp 11, 12 hệ bổ túc văn hoá. Hiện cô phụ trách thư viện của trường, thư viện có phòng dạy vi tính đều ở trên lầu lúc đầu cũng mệt, nhưng vì công việc nên cũng Lynh không than thở...
Lynh tự hào là một cô gái Khme với mái tóc và đôi mắt đẹp, yêu hát múa và âm nhạc. Trường cần gì thì Lynh nhận hết, làm vi tính văn phòng và quản lý, làm văn thư.
Thí sinh Nguyễn Thị Minh Tâm (SN 1986, Đồng Tháp), Tâm tốt nghiệp Khoa Sư phạm Toán, trường Đại học Đồng Tháp. Cô nhận công tác tại một vùng khó khăn của tỉnh. Trong một lần đi vận động học sinh đến trường, Tâm bị tai nạn và đến tỉnh dậy cô đối mặt với một sự thật khủng khiếp là sẽ phải sống với một chân...
Mặc dù bị tai nạn bất ngờ cướp đi đôi chân nhưng Tâm không từ bỏ số phận. Cô đã đứng lên với một chân còn lại và bắt đầu không chỉ sống cho cuộc sống của mình...
Mọi người làm được, mình cũng làm được. Cô chơi những môn thể thao trong điều kiện có thể...
Hoàng sợ đi học nên học trễ 2 năm, nhưng cô giáo thương nên học giỏi. Lên đến cấp 2 thì mới bắt đầu cảm nhận sự khác biệt của mình do bị bạn bè chọc ghẹo. Cấp 3 Hoàng chưa biết chọn ngành nào cho phù hợp...
 Bước ngoặt xảy ra năm 2013, Hoàng nghe bạn kể về một câu lạc bộ có huấn luyện viên môn bơi cho người khuyết tật miễn phí. Hoàng tìm gặp huấn luyện viên và được nhận. Không có bất cứ chế độ nào cho vận động viên khuyết tật, Hoàng lẽo đẽo đi xe máy mấy chục cây số từ nhà ra TP.HCM tập luyện... 
Chỉ sau 2,5 tháng, dù không được đài thọ đi thi đấu, huấn luyện viên ứng tiền cho Hoàng đi thi đấu với niềm tin là cô sẽ giành được giải. Chuyến thi đấu đầu tiên sau 2,5 tháng tập luyện, Hoàng đã giành 3 huy chương tại giải bơi lội toàn quốc, năm sau cô giành tiếp 3 huy chương tại Paragame...
Thí sinh Nguyễn Phương Linh (SN 1993, Hà Nội), lý tưởng của cô sinh viên năm thứ 4 khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn là “Tìm kiếm sự công bằng, bình đẳng cho người khuyết tật”...
Mặc dù khuyết tật vận động, Linh lại tình nguyện tham gia Chi hội Điếc Hà Nội và theo học ngôn ngữ điếc. Với Linh “Người điếc rất thiệt thòi, ngay từ trong giáo dục họ đã phải học trường chuyên biệt và ít khi học hết phổ thông, hiểu biết về xã hội, pháp luật rất hạn chế...
Chiếc xe lăn từ ngày 5 tuổi vẫn giúp Linh trong việc di chuyển và làm mọi việc trong nhà...
Thí sinh Nguyễn Thị Thanh Hoa (SN 1992, TP. HCM), Hoa bị yếu 2 chân nhưng say mê với sự nghiệp viết lách từ nhỏ, từ năm lớp 3 Hoa đã bắt đầu viết bài gửi cho các báo. Đến lớp 7 thì Hoa đã trở thường xuyên viết bài cho các báo ở Hà Nội và được giải cuộc thi “Nét bút tri ân” của Bộ giáo dục và VTV6 tổ chức...
Gần đây Hoa tập trung nhiều vào viết thơ, Nhà Xuất bản Văn Học đã xuất bản cuốn “Nếu mệt cứ ngủ, đời sẽ ru em” của Hoa. Mặc dù nhuận bút sách thơ rất ít ỏi nhưng với cô đó là niềm tự hào vì sách được xuất bản bởi nhà xuất bản uy tín nhất trong lĩnh vực văn học.
goài những công việc liên miên. Hoa vẫn thử nghiệm những hoạt động kinh doanh nhỏ bán quần áo trên trên mạng vừa để kiếm tiền vừa thỏa mãn, thể hiện thú vui phong cách phục riêng của mình. Chăm sóc, sửa sang những bộ quần áo để bán cũng là một thú vui mỗi ngày của Hoa.
Thí sinh Trương Thị Thương (SN 1990, Quảng Nam), được coi là nạn nhân chất độc da cam, với thân hình chỉ 20kg, bệnh xương thủy tinh hành hạ, nhiều lần chân tay gãy nhưng nhà nghèo, cha mẹ không biết nên cơ thể oặt ẹo của Thương lẳng lặng vượt qua những nỗi đau đó...
Cần mẫn với mọi công việc, những lúc rỗi Thương thêu tranh. Hai cánh tay gãy nhiều khúc không liền lại được nhưng hai bàn tay vẫn tạo được những bức tranh mà người khoẻ còn thấy ngại. Đôi khi bán được tranh cũng cho cô thêm chút thu nhập và niềm vui...
Thí sinh Hoàng Thị Thị (SN 1987, Hà Nội),  vào năm 2001 khi đang học lớp 10, thức giấc với cơn đau dữ dội ở lưng, sau vài tiếng đồng hồ Thi bị liệt 2 chân. Căn bệnh viêm tuỷ đã quyết định phần đời còn lại của Thi sẽ gắn với chiếc xe lăn...
Vượt qua khiếm khuyết của bản thân, đến tháng 6/2014 Thi cùng bạn trai mở Công ty TNHH Giải Pháp Truyền Thông T&T Việt Nam với mong muốn gây dựng sự nghiệp riêng cho mình và khẳng định vị thế của người khuyết tật trong cuộc sống...
Hiện công ty của Thi có 10 người, có 8 người khuyết tật, và thường xuyên nhận 3 thực tập sinh của một dự án hỗ trợ nghề cho người khuyết tật. 
Các thí sinh tranh thủ đi xem những bức chân dung về cuộc đời của các thí sinh khác.
Thí sinh Trương Thị Hoài Hạnh cùng Thạch Phương Lynh đi xem các bức ảnh của 10 Vầng trăng khuyết 2015.

Hoàng Thiên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo