Môi trường

Khai thác khoáng sản: Muốn bền vững thì phải minh bạch

Nhằm tăng cường tính bền vững, minh bạch, Bộ Công thương đang nghiên cứu về việc tham gia Sáng kiến minh bạch trong công nghiệp khai thác (EITI) của Việt Nam trình Thủ tướng xem xét

Nguyên tắc chung của EITI là tăng cường sự giám sát của công chúng trong hoạt động khai thác khoáng sản. Theo đó, một số thông tin liên quan đến dự án khai thác khoáng sản được công khai thông qua nhóm đa thành phần với sự tham gia của đại diện nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự.

Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú. Sau khi thực hiện “Đổi mới” năm 1986, ngành công nghiệp khai khoáng của Việt Nam đã phát triển nhanh chóng. Giá trị đóng góp GDP quốc gia từ khai thác khoáng sản đã tăng khá nhanh từ 5% năm 1995 lên 10% năm 2010.

Tính bền vững trong phát triển ngành khai khoáng của Việt Nam chưa thực sự được đảm bảo

 

Công nghiệp khai khoáng cũng đã đóng góp đáng kể cho nguồn thu ngân sách cho trung ương và một số địa phương có hoạt động khai thác mỏ. Đặc biệt, nguồn thu từ dầu thô chiếm khoảng 20% - 30% ngân sách quốc gia trong hơn 20 năm qua.

Tuy nhiên, tính bền vững trong phát triển ngành khai khoáng của Việt Nam chưa thực sự được đảm bảo. Theo dự tính, với tốc độ khai thác như hiện tại, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam sẽ cạn kiệt trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản cũng gây nhiều hệ lụy tiêu cực cho môi trường và xã hội.

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng thu ngân sách từ khai thác khoáng sản không tương xứng với thiệt hại về môi trường. Bên cạnh đó, một số nguồn thu chính từ khai khoáng chủ yếu dựa trên quá trình đàm phán hợp đồng khai thác, đấu giá, cấp phép hoặc được tính toán dựa trên sản lượng khai thác do doanh nghiệp khai báo. Khi kiểm soát không tốt các thông tin liên quan, nhà nước có thể bị thất thoát nguồn thu từ khai thác tài nguyên. Thực trạng trên đã đặt ra những nhu cầu cấp thiết trong việc tăng cường tính bền vững trong phát triển công nghiệp khai thác.

Hiện nay, trên thế giới đã có 442 quốc gia cam kết thực thi EITI để cải thiện công tác quản trị tài nguyên kháng sản, trong đó có 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Đông Timor, Indonesia, Phillipine và Myanamar.

Việt Nam sớm tiếp cận với EITI từ năm 2007 thông qua việc tham dự hội nghị EITI toàn cầu lần thứ 4 tại Doha, Qatar. Bộ Công Thương được cử làm cơ quan đầu mối xem xét khả năng tham gia EITI của Việt Nam. Năm 2013, Bộ Công thương đã thực hiện nghiên cứu về việc tham gia EITI của Việt Nam và trình Thủ tướng xem xét. Theo chỉ đạo, Bộ Công thương hiện đang xây dựng lộ trình cho sự tham gia EITI của Việt Nam

Trong bối cảnh trên, việc cung cấp rộng rãi thông tin về EITI là rất cần thiết, qua đó giúp công chúng có thể tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình giám sát khi Việt Nam chính thực thực thi EITI.

Trước nhu cầu đặt ra, Liên minh Khoáng sản, Trung tâm Con người và Thiên nhiên và Diễn đàn các Nhà báo Môi trường Việt Nam cùng phối hợp tổ chức hội thảo tập huấn báo chí kết hợp khảo sát thực tế về chủ đề “Tiếp cận Bộ tiêu chuẩn EITI 2013 phục vụ điều tra báo chí lĩnh vực quản trị tài nguyên khoáng sản” tại các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái từ ngày 05/08/2014 đến 08/08/2014.

 

Hồng Trang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo