Thị trường

Khai thác rong mơ: Lợi trước mắt hại về sau

(DNVN)-Rong mơ có cơ chế như lá phổi của môi trường nước, chúng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ những chất thải dư thừa, làm giảm ô nhiễm môi trường biển. Nhưng việc khai thác ồ ạt khiến nước biển bị ô nhiễm, thủy sản mất nơi cư trú gây khó khăn cho những ngư dân đánh cá.

Vùng biển tỉnh Quảng Ngãi vốn có nguồn tài nguyên rong mơ rất phong phú, tập trung với sản lượng lớn ở ven biển và các đảo.

Nghề khai thác rong mơ

Rong mơ có tên khoa học là Sargassum, sống tập trung ở các vùng biển miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Khánh Hòa,… nhận thấy đây là nguồn tài nguyên đem lại giá trị kinh tế tương đối và ổn định với mức giá từ 4.000-5.000 đồng/kg phơi khô nên từ lâu các ngư dân đã khai thác ồ ạt nguồn tài nguyên này.

Khai thác rong mơ là nghề đem lạ thu nhập chính cho ngư dân từ nhiều năm nay. ( Ảnh:internet)

Khai thác rong mơ là nghề chính thức từ nhiều năm nay của ngư dân. ( Ảnh:internet)

Những năm trước giá rong mơ có giá bán 9.000 đồng/kg đến năm 2014 giảm mạnh xuống chỉ còn 3.000 đồng/kg, nếu như thu nhập trước đây của một ngư dân 1 ngày từ 300.000 - 500.000 nghìn/ngày thì năm 2014 chỉ còn từ 150.000-200.000 nghìn/ ngày.

Tuy những năm gần đây giá rong mơ khô được bán ra trị trường với giá ngày càng rẻ song những ngư dân sống gắn bó với biển, lấy việc khai thác rong mơ là công việc chính trong cuộc sống mưu sinh nên mặc dù nản nhưng họ vẫn cố gắng bám lấy nghề này, đây chính là lí do mà giá rong mơ khô tuy rẻ nhưng vẫn bị ngư dân khai thác triệt để.

Do đó mà UBND tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2011 đã có văn bản quy định trời gian khai thác nguồn tài nguyên này, cụ thể ngư dân chỉ được khai thác rong mơ sau ngày 1/5 hàng năm, khai thác không nhổ gốc và khai thác không quá 75% diện tích rong để các loại thủy sản có nơi cư trú, sinh sản. 

Sang năm nay, giá rong mơ lại trong giai đoạn ổn định và tương đối, cụ thể giá rong mơ khô đang được bán ra với giá 5.000 đồng/kg. Nhưng lượng rong mơ còn lại trong tự nhiên lại không dồi dào do người dân khai thác quá ồ ạt trước đây và có nhiều người cùng khai thác một lúc.

Lợi trước mắt - Hại lâu dài

Rong mơ có cơ chế như lá phổi của môi trường nước, chúng có thể hấp thụ dinh dưỡng từ những chất thải dư thừa, làm giảm ô nhiễm môi trường biển. Đồng thời đây là nơi trú ẩn của các loại thủy sản như tôm, cua, cá và mọc cạnh những dải sản hô.

Khai thác rong mơ ồ ạt làm mất sự cân bằng của hệ sinh thái biển. ( Ảnh: internet)

Khai thác rong mơ ồ ạt làm mất sự cân bằng của hệ sinh thái biển. ( Ảnh: internet)

Việc khai thác bừa bãi, không đúng quy cách, không có sự quản lý và bất cứ chế tài nào khiến hệ sinh thái biển gần bờ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tôm, cá không có chỗ trú ngụ sẽ chuyển đi nơi khác, ngư dân đánh cá mất nguồn tài nguyên biển. Dải san hô bị tác động không thể phát triển như trước.

Rong mơ có khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ chất thải dư thừa ở cửa sông, giảm ô nhiễm môi trường. Nếu thu hoạch hết rong mơ thì phần chất thải đó giữ lại trong môi trường, làm môi trường biển bị ô nhiễm. Hết rong mơ, tôm, cua, cá… cũng không còn nơi trú ngụ, đẻ trứng, mất nguồn thức ăn cho ấu trùng…

Chính quyền các địa phương cần giám sát chặt chẽ, tuyên truyền, đặt ra các quy định cụ thể về phương thức, thời gian khai thác và có biện pháp cụ thể để bảo vệ nguồn rong mơ biển. Nếu không chỉ cần vài năm nữa, vùng biển gần bờ sẽ trở thành vùng biển chết.

Hương Giang
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo