Đông Tây kim cổ

Bàn về Đúng sai – Hiểu sao cho đúng

Hiểu đúng về KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI là con đường THOÁT KHỔ hòa hợp với lối sống hiện đại ở bất cứ Thế hệ nào, bây giờ hay 1 tỷ năm nữa

(1) Đại đa số chúng ta đều có quy ước về Đúng sai trong cuộc sống theo Luật lệ của Chung (TG, Quốc gia, vùng, phong tục, MXH….)
(2) Chúng ta lại có phân biệt đúng sai riêng của từng người (Vì 7 tỷ người là 7 tỷ đúng sai khác nhau nếu những thứ đó ngoài điều (1).
Một số trường phái học đạo lại quan điểm khác
(3) Không phân biệt đúng sai – > Giác ngộ giải thoát và Hết khổ (Hạnh Phúc)
(4) Một số trường phái khác giữ GIỚI LUẬT rất nghiêm (Tức là tôn trọng tuyệt đối đúng sai khi hành Pháp)

(5) Hiểu đúng về Đúng sai (Sự thật về Khổ, nguyên nhân gây ra khổ và con đường diệt khổ) nên thoát khổ.

Ta phân tích cả 5 trường hợp trên nhé
3) (Trường hợp 3)Nếu chỉ đơn giản là Không phân biệt đúng sai là thành đạo, thoát khổ thì cuộc sống sẽ như nào?

+Dễ bị vi phạm Pháp luật, phong tục, luật lệ chung của xã hội mình đang sống nên có thể bị xã hội, cộng đồng phản ứng lên án.

  • Dễ bị vi phạm các quy định của Facebook group, đi đường vi phạm Luật giao thông, 5K của bộ Y Tế…
  • Dễ bị vi phạm giới luật chung của Pháp môn mà họ theo (5 giới, 8 giới, 227 giới…)
  • Vì không phân biệt đúng sai nên không biết việc nào nên làm việc nào không nên làm, khi nào nên giúp người khi nào không.
  • Vì không phân biệt đúng sai nên Không biết đâu là con đường Chân lý thoát khổ, đâu là những con đường xa rời dần Chân lý thực tại, hiểu sai về Quy luật tự nhiên.
  • Vì không phân biệt đúng sai nên ăn gì, làm gì để khỏe mạnh, giàu có, giúp đỡ đc nhiều người hay ít người đều không rõ.
  • Vì không phân biệt đúng sai nên không thể sử dụng tốt được xe, máy tính, điện thoại, phần mềm, cách ăn mặc, quy định về công việc, giao tiếp…
  • Vì không phân biệt đúng sai nên không biết cách trao đổi thảo luận các vấn đề đưa ra có tính Logics có tính hướng thượng, tìm ra chân lý
  • Cứ gọi như đây là phương pháp đúng để Thoát khổ đi nhưng cách này sẽ tự mâu thuẫn : Chấp nhận vi phạm hết các điều trên để thoát khổ – Đây là lối sống ra rời thực tế vì vi phạm hết các điều mà Thế gian đang quy định và tuân theo. Để tránh không vi phạm, họ sẽ phải chọn là Thâm cùng sơn cốc tránh né cuộc sống để tu tập may ra mới không bị va chạm, xung đột với thực tại mà Thế gian nhân loại đang sống.

**** (Nhưng nhiều người trong quan điểm Đúng sai này lại mâu thuẫn trong cuộc sống như sau)

  • Vẫn giữ nghiêm giới luật, chê trách ai sai luật
  • Vẫn hay cho rằng Pháp nào cũng đúng nhưng lại hay chê trách Pháp nào đó sai.
  • Cho rằng mình tu đúng, người khác tu sai
  • Thích ăn thứ này, ghét ăn thứ kia
  • Thích người này, ghét người kia
  • Thích việc nhiều tiền, chê việc ít tiền
  • Thích sống nhàn hạ, ghét việc vất vả
  • Thích thực hành thứ này, không thực hành thứ kia
  • Thích comment rằng điều này đúng, điều kia sai

Như vậy chúng ta thấy TÍNH CHẤT LÝ THUYẾT SUÔNG – Miệng nói nhưng Hành động lại trái ngược hẳn, họ đang đang bị CẢM GIÁC CHI PHỐI mà họ không quan sát thấy vì hiểu không đúng về PHÁP.

(4) VẬY SỰ THỰC KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI PHẢI HIỂU NHƯ NÀO?

Có 2 loại Đúng sai : Đúng Sai của Thế gian (Tạm thời) và Đúng Sai của xuất Thế gian (Chân lý)

  • Đúng sai của Thế gian : Có tính cục bộ địa phương, có tính chất thời gian (thay đổi theo thế hệ) đúng chỗ này, sai chỗ kia và không phải chân lý.
  • Đúng sai của Chân Lý: Có tính chất sự thật, không thay đổi nếu loài người còn tồn tại, Vậy đúng sai của Chân lý là gì?

Hiểu đúng về Không phân biệt Đúng sai

  • Khi giác ngộ về PHÁP HỌC KHÔNG TÁNH: Nghe mà không thấy – Thấy mà không suy nghĩ : Đây chính là phương pháp tập luyện bớt đi 70% các suy diễn vô bổ tranh cãi, đấu đá nếu biết rõ kết quả không đi đến đâu cả – Mình sẽ bớt được 70% nỗi khổ tâm khi thấy những vấn đề đó KHÔNG LIÊN QUAN TỚI MÌNH (Con người hay khổ vì hay Phiền não với những việc không liên quan như PH, HL…) – Tuy nhiên những việc liên quan đến mình hay các vấn đề NỔI TRỘI thì Pháp học Không tánh không giải quyết được vấn đề, cần phải có giác ngộ về KHÔNG TƯỚNG.
    — TÓM LẠI KHÔNG TÁNH : KHÔNG CẦN QUAN TÂM ĐÚNG SAI CỦA CÁC ĐIỀU VÔ BỔ, KHÔNG LIÊN QUAN MÌNH : Hết khổ
  • Khi giác ngộ về PHÁP HỌC KHÔNG TƯỚNG (Vô tướng)– Hiểu rằng Khổ là Tâm (Cảm Thọ) chứ không phải Cảnh – Thì sẽ không còn chấp vào hoàn cảnh nữa – Trong cuộc sống vẫn phân biệt đúng sai thế gian để không vi phạm bất cứ Giới luật, quy định nào của Xã hội, cộng đồng, vẫn biết đâu là Pháp Chân Lý hay Không phải Chân lý… nhưng khi giác ngộ Vô Tướng sẽ không còn KHỔ NỮA vì KHỔ là nơi TÂM (Cảm giác của mình) – Như vậy Sống THÍCH NGHI VỚI XÃ HỘI, Thích nghi với Cộng đồng
    — BIẾT RÕ ĐÚNG SAI ĐỂ SỐNG HÒA HỢP THEO QUY ĐỊNH XÃ HỘI NHƯNG NÓ KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN KHỔ nơi mình – Nên Hết khổ
    — Vì giác ngộ VÔ TƯỚNG nên hiểu Đúng sai của Xã hội không liên quan đến TÂM MÌNH – Mình Khổ hay Sướng là nơi TÂM nên từ đó không sa đà phán xét đúng sai của Thiên Hạ nữa.
  • Giác ngộ về Vô Tác: Cuộc sống cứ Chánh niệm (nhớ đến PHÁP) thì vẫn Kinh doanh, làm ăn, không thay đổi bất cứ hoàn cảnh nào, nhưng không còn Làm bất cứ điều gì vì THAM SÂN SI nữa vì THAM SÂN SI không còn khởi lên nên không đem lại Hậu quả xấu gì cho cộng đồng xã hội, chỉ đem lại điều tốt nên gọi là VÔ TÁC hay các Hành động đều có tính chất TỪ BI ĐÚNG NGHĨA.

Hiểu đúng về KHÔNG PHÂN BIỆT ĐÚNG SAI là như vậy và đây là con đường THOÁT KHỔ hòa hợp với lối sống hiện đại ở bất cứ Thế hệ nào, bây giờ hay 1 tỷ năm nữa.

Theo Phaphoc.net

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo