Khẩn cấp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh MERS-CoV
Tại buổi họp PGS.TS. Trần Đắc Phu – cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế đã báo cáo về hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vit rút CORONA(MERS-CoV) và các hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam. Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông do vi rút Corona là một bệnh viêm đường hô hấp nguy hiểm (MERS-CoV) và có tỉ lệ tử vong cao. Trong đó, vi rút Corona là một chủng mới tương tự vi rút gây SARS năm 2003. Bệnh xảy ra lần đầu tiên tại Ả Rập Xê út từ năm 2012.
Ngày 19/05/2015, Hàn Quốc đã ghi nhận ca bệnh MERS-CoV đầu tiên, đây là ca bệnh xâm nhập sau khi người này trở về từ khu vực Trung Đông. Sau 2 tuần, tính đến ngày 01/6, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo đã ghi nhận 14 người tại Hàn Quốc lây nhiễm MERS-CoV. Ngày 29/05, tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận một trường hợp mắc bệnh đầu tiên, là công dân Hàn Quốc. Bệnh nhân này trước đó đã bị lây nhiễm từ Hàn Quốc, khi sang Trung Quốc thì khởi phát bệnh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, đến nay có 1154 trường hợp mắc MERS-CoV tại 26 quốc gia, trong đó có 434 trường hợp tử vong (tỷ lệ tử vong trên tổng số người mắc bệnh là 38%). Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận). Từ đầu năm đến nay, tổng số người nhập cảnh vào nước ta đến từ 9 quốc gia vùng Trung Đông lên đến trên 23.000 người, bình quân gần 5.000 người/tháng nhập cảnh qua 2 cửa khẩu Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại nguy cơ lớn nhất đến từ khả năng dịch từ Hàn Quốc xâm nhập chứ không phải từ Trung Đông. Bởi vì việc giao lưu, lượng người qua lại giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất lớn. Được biết, mỗi ngày có 9 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam. Tại sân bay Nội Bài, trung bình có khoảng 2.000 khách/ngày từ Hàn Quốc về Hà Nội. Hiện nay tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc Mers Cov nào. Tuy nhiên ngành Y tế đã và đang nỗ lực hết sức mình cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đánh giá về tình hình bệnh MERS-CoV có thể xâm nhập vào Việt Nam đại diện tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết: cần phải chuẩn đoán sớm bằng những nhận thức của người dân. Hiện nay do việc phát hiện MERS-CoV còn gặp nhiều khó khăn vì vậy người dân cần nâng cao ý thức cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho các cơ sở khám chữa bệnh nếu nghi ngờ mình bị nhiễm MERS-CoV. Bên cạnh đó công tác dự phòng, phòng chống nhiễm khuẩn thứ phát tại các cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam cần đẩy mạnh công tác dự phòng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn từ các cơ sở y tế. Ngoài ra cần cung cấp thông tin cho người đi đến vùng có dịch hiểu và tự nâng cao ý thức bản thân mình không sử dụng các sản phẩm chưa được qua xử lý chế biến. Cũng theo đại diện của WHO thì hiện nay chưa có bằng chứng nào chứng minh biến chủng của virut.
Tại buổi họp các đại biểu của các Bộ/Ban/Ngành và Sở Y tế Hà nội cũng đã đưa ra các ý kiến thảo luận cũng như các biện pháp, và tình huống cho công tác phòng, chống dịch MERS-CoV không để cho dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh gia tăng giao lưu đi lại giữa các nước, và trong thời gian ủ bệnh không có triệu chứng nên khó phát hiện; do đó các đại biểu đã đề xuất tăng cường các hoạt động giám sát, truyền thông và sẵn sàng đáp ứng khi có ca bệnh xâm nhập.
Rút kinh nghiệm từ các trường hợp nhiễm MERS-CoV tại Hàn Quốc. GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các Bộ/Ngành trung ương cần cung cấp thông tin cho người dân biết, hiểu và nêu cao tính tự giác của bản thân mình; Bên cạnh đó Thứ trưởng để nghị các cơ sở y tế tăng cường các công tác dự phòng lây nhiễm y tế cũng như các công tác phòng, chống dịch bệnh; tăng cường giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu Quốc tế tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, chủ động giám sát bằng tờ khai, cũng như máy đo thân nhiệt tại cửa khẩu để có những phát hiển và cảnh báo sớm; Thứ trưởng cũng đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh áp dụng hệ hướng dẫn phòng chống dịch bệnh theo Quyết định 1944/QĐ-BYT và chuẩn bị lên các phương án cho tất cả các tình huống; Các cơ sở khám chữa bệnh sẽ chú ý khai thác các yếu tố dịch tễ để phát hiện các trường hợp bệnh nhân đi từ vùng dịch lưu hành về và tăng cường chia sẻ và học tập kinh nghiệm từ các nước để có cập nhật được các phương pháp chữa bệnh kịp thời mới nhất; Tăng cường các hoạt động phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện để tránh lây lan cho cộng đồng và nhân viên y tế trong trường hợp phát hiện dịch bệnh; Ngoài ra Thứ trưởng cũng đề nghị các phương tiện thông tin đại chúng cần xây dựng các chương trình, cũng như gửi khuyến cáo phòng chống dịch tới người dân, để người dân tự biết và nâng cao bản ý thức bản thân mình trong công tác phòng chống, cũng như không gây hoang mang tới người dân.
Kết luận tại buổi họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: tình hình dịch bệnh do virus Mers-Cov tại Hàn Quốc, thời điểm này rất đáng lo ngại, vì khả năng lây lan sang Việt Nam hoàn toàn có thể do việc đi lại, giao thương giữa 2 nước rất lớn. Bộ trưởng đưa ra khuyến cáo: “Người dân tốt nhất không di du lịch, hạn chế đi công tác tại các nước vùng Trung Đông đang có dịch, trừ trường hợp quá cấp thiết, cần thiết. Những người đi về từ Hàn Quốc, Trung Quốc về đều phải khai báo tại cửa khẩu, chủ động khai báo với cơ sở y tế nếu có biểu hiện bất thường khi đi khám”. Tuy nhiênngười dân không nên quá hoang mang. Ngành y tế Việt Nam hiện nay đã và đang làm hết sức để dịch bệnh không xâm nhập vào Việt Nam.
Bộ trưởng cũng đề nghị các Bộ/Ngành cũng cần triển khai ngay các biện pháp cần thiết nhằm phòng chống dịch bệnh Mers Cov; Bộ trưởng cũng đề nghị các cơ quan truyền thông báo đài cần thông tin tuyên truyền cho người dân để người dân nâng cao ý thức và có tính chủ động trong công tác phòng chống, bên cạnh đó Bộ trưởng đề nghị Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế, Trang thông tin điện tử Cục Y tế Dự phòng, Fapage Bộ trưởng Bộ Y tế, Fanpage Cục Y tế Dự phòng thường xuyên cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh Mers Cov trên thế giới cũng như những khuyến cáo và công tác phòng chống bệnh để cho người dân nắm được và chủ động nâng cao ý thức phòng bệnh từ bản thân mình, không gây hoang mang lo lắng cho người dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo