Khoa học - Công nghệ

Bị ngập nước đáng sợ như thế nào với xe ôtô?

Động cơ ô tô lỗi nhẹ, lỗi nặng cũng không kinh hoàng bằng "cơn ác mộng" mang tên thủy kích. Cùng tìm hiểu để có những kinh nghiệm hay "đánh bay" thủy kích.

Ô tô điện 200 triệu do Campuchia sản xuất: Một kết cục không thể ngờ / Cận cảnh Kawasaki Ninja ZX-6R 2019, giá ngang Kia Morning

Thủy kích có gì đáng sợ?

Trong các trường hợp ngập nước, nhẹ nhất là ngập sàn xe. Lúc này nếu được khắc phục nhanh chóng đúng cách thì gần như không ảnh hưởng tới chất lượng tổng thể của bốn bánh. Tuy nhiên, nếu ngập sâu hơn thì mọi chuyện sẽ khác bởi nước sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới các bộ phận quan trọng của xe.

Thú chơi xe - Thủy kích - 'Kẻ thù' đáng sợ bậc nhất đối với xe ô tô

Tay biên bị biến dạng do thủy kích.

Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái xe cố tình đề máy, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ dẫn đến hỏng máy.

Với điều kiện vận hành bình thường, các piston đang lao lên ép hỗn hợp khí nạp với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ, phá huỷ máy xe.

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa cũng có thể khiến xe ô tô của bạn bị thủy kích là do một số bộ phận bên trong máy bị hư hại (chẳng hạn như gioăng quy lát) cũng có thể khiến nước làm mát lọt vào động cơ nếu chẳng may đi vào vùng ngập nước. Cuối cùng, hệ thống phun nhiên liệu hay chế hoà khí hỏng cũng có thể gây nên hiện tượng thuỷ kích.

Kinh nghiệm đi qua vùng ngập

Tốt nhất, người dùng không nên đi xe vào vùng nước ngập sâu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bắt buộc, bạn vẫn có thể lái xe qua vùng ngập nhưng không nên để nước ngập quá tâm bánh xe. Đặc biệt chú ý khi có xe chạy cùng chiều và ngược chiều vì có thể xảy ra hiện tượng tạo sóng, làm nước dâng cao hơn và tăng nguy cơ nước tràn vào đường nạp gió, vào lọc gió động cơ.

 

Thú chơi xe - Thủy kích - 'Kẻ thù' đáng sợ bậc nhất đối với xe ô tô (Hình 2).

Hãy là người lái xe thông thái khi đi qua vùng ngập nước.

Khi đi qua vùng ngập, người dùng cũng nên tắt công tắc điều hòa (nút AC). Với xe số sàn, hãy chuyển về số 1 và chạy đều ga ở mức độ vừa phải. Điều cần lưu ý, đặc biệt với những người lái mới là không nên đạp côn. Còn đối với xe số tự động, người dùng nên chuyển sang chế độ bán tự động và để ở số 1, nếu để nguyên, xe sẽ tự sang số 2 khiến ga bị yếu, dẫn tới nước tràn vào động cơ thông qua ống pô và làm cho xe bị thủy kích.

Nên hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ khiến nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút. Ngoài ra, khi tăng ga đột ngột vòng tua máy lên cao, nếu nước vào sẽ khiến hiện tượng thủy kích mạnh hơn, dẫn tới cong tay biên.

Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

 

Duy trì khoảng cách thích hợp đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với bất cứ xe nào. Không nên đi gần những xe trọng tải lớn, bởi những dòng nước bắn ra từ những bánh xe kích cỡ lớn sẽ làm giảm tầm quan sát của bạn.

Khi đã đi qua chỗ ngập, bạn cần đi tiếp một đoạn, rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó xuống kiểm tra lại động cơ, gầm xe.

 

Xe bị ngập nước, xử trí thế nào?

Trong tình huống xe bị ngập nước, các chủ xe cần hết sức bình tĩnh và làm theo các bước sau: Nếu xe bị tắt máy đột ngột giữa vùng ngập, cần tuyệt đối không tìm cách khởi động lại.

Kiểm tra lại dầu máy, nếu dầu máy chuyển màu nước gạo tức là nước đã vào động cơ. Lúc đó, bạn tuyệt đối không nên tìm cách khởi động lại, nên rút chìa khoá điện, đẩy xe lên chỗ cao phòng tránh bị sóng nước do xe khác chạy làm trôi dạt và nhanh chóng tháo dây nối với bình ắc-quy. Điều tốt nhất nên làm là gọi cứu hộ, thông báo rõ tình trạng bị ngập để được tư vấn để không bị thiệt hại thêm cũng như các việc cần thiết nếu xe bạn có mua bảo hiểm thủy kích.

Thú chơi xe - Thủy kích - 'Kẻ thù' đáng sợ bậc nhất đối với xe ô tô (Hình 3).

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, khi xe bị ngập nước và có khả năng bị thủy kích, người lái cũng không nên mở cửa ngay khi xe bị chết máy mà cần chú ý tới mức nước. Nếu nước cao hơn phần thấp nhất của cửa ra vào, tuyệt đối không được mở cửa, vì sẽ làm nước bên ngoài tràn vào làm hư các hệ thống điện tử. Trong trường hợp này, cần mở cửa sổ để ra vào xe.

Với những trường hợp xe bị thủy kích nghiêm trọng gây hư hại tới động cơ, bạn không còn cách nào khác ngoài đưa xe tới xưởng sửa chữa. Tuỳ vào mức độ hư hại, bạn có thể sẽ phải thay thế những bộ phận quan trọng và thậm chí là toàn bộ động cơ. Dù ở trong trường hợp nào, số tiền bỏ ra cũng sẽ rất lớn.Khi này, các chi phí của bạn sẽ được chi trả một phần bởi các công ty bảo hiểm nếu chiếc xe của bạn có tham gia loại hình bảo hiểm này. Vì vậy, với điều kiện giao thông và thời tiết tại Việt Nam, việc mua bảo hiểm thủy kích cũng như những kiến thức cần thiết cho việc xử lý khi xe bị thủy kích cũng là cực kỳ quan trọng.

 

Thủy kích là lý do chính khiến chủ xe muốn bán tống bán tháo xe ngập nước hay người mua xe cũ cũng rất kỵ loại xe này vì có thể xuất hiện lỗi vặt, bệnh lạ sau một thời gian sử dụng với chi phí khắc phục không rẻ. Đặc biệt là khi những xe ngập nước bị thanh lý thường không được xử lý triệt để, thay thế các bộ phận bị ảnh hưởng nhằm tiết kiệm chi phí có thể trở thành “món nợ” bỏ thì vương thương thì tội cho chủ xe mới sau này.

Theo xe.nguoiduatin.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm