Công nghệ mới: Phát triển mô hình AI giúp điều trị ung thư
Giải mã gene giúp trị bệnh vảy cá, giải pháp điều trị dựa trên đặc điểm di truyền / Ưu tiên phát triển công nghiệp bán dẫn
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) cho biết mô hình AI-có tên DeepPT - đã dự đoán thành công hiệu quả điều trị cho bệnh nhân mắc nhiều loại ung thư khác nhau.
Bằng cách sử dụng DeepPT kết hợp với một công cụ thứ hai có tên ENLIGHT để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.Bài công bố trên Nature Cancer cho biết DeepPT đã được đào tạo trên hơn 5.500 bệnh nhân thuộc 16 loại ung thư phổ biến, bao gồm ung thư vú, phổi, đầu và cổ, cổ tử cung và tuyến tụy. Trong các thử nghiệm, tỉ lệ đáp ứng của bệnh nhân đạt 46,5% với lựa chọn đầu tiên khi sử dụng AI này, cao hơn nhiều so với mức 33,3% khi không dùng AI.
DeepPT dựa trên công trình trước đây của các nhà nghiên cứu ANU để phát triển một công cụ giúp phân loại khối u não, sử dụng hình ảnh mô bệnh học để đưa ra gợi ý cho bác sĩ. Điều này mang lại lợi ích kép bởi AI phân tích hình ảnh mô bệnh học cực kỳ nhanh chóng, giúp giảm sự chậm trễ trong quá trình xử lý dữ liệu phân tử phức tạp, có thể mất nhiều tuần - một thời gian đủ để tạo ra khác biệt đối với các khối u nguy hiểm.
Mô hình AI này được phát triển với sự hợp tác của các nhà khoa học từ Viện Ung thư quốc gia Mỹ và công ty dược phẩm Pangea Biomed, đã được đào tạo qua dữ liệu của hơn 5.500 bệnh nhân mắc 16 loại ung thư phổ biến, bao gồm ung thư vú, phổi, đầu và cổ, cổ tử cung và tuyến tụy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới