Khoa học - Công nghệ

Dao găm trong mộ vua Ai Cập cổ đại được làm từ thiên thạch

Theo phân tích khoa học, một con dao găm được tìm thấy trong mộ vua Tutankhamum của Ai Cập cổ đại được làm từ thiên thạch ngoài vũ trụ.

Khám phá Ford EcoSport Active 2021 / CLIP: So sánh kích thước của vạn vật trong vũ trụ

Theo thông tin mới nhất báo Vietnamplus đưa theo The Guardian, phân tích mới nhất về thành phần kim loại của một con dao găm được chôn theo vua Tutankhamun ở Ai Cập cổ đại cho thấy, rất có thể con dao này có nguồn gốc “ngoài vũ trụ” - cụ thể là được làm từ quặng sắt lấy từ một thiên thạch.

Năm 1925, nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm thấy hai con dao găm, một làm bằng sắt và một có lưỡi bằng vàng trong mộ của vị vua trẻ Ai Cập được ướp xác từ cách đây hơn 3.300 năm về trước. Con dao bằng sắt có cán bằng vàng và chuôi mang những họa tiết như hoa huệ tây và chó rừng đen đã khiến nhiều nhà nghiên cứu ngạc nhiên kể từ khi được phát hiện, bởi đồ làm bằng sắt vào thời Ai Cập cổ rất hiếm gặp, và cho đến bây giờ dao không hề bị gỉ.

Hầm mộ vua Tutankhamun. Ảnh: Theguardian.com

Hầm mộ vua Tutankhamun. Ảnh: Theguardian.com

Các nhà nghiên cứu Ý và Ai Cập đã phân tích mẫu kim loại bằng một máy chụp quang phổ để có thể xác định thành phần hóa học của nó và phát hiện rằng tỉ lệ niken và côban cho thấy kim loại này “có nguồn gốc từ ngoài vũ trụ”. Họ cũng so sánh thành phần kim loại với các thiên thạch nằm dọc bãi biển của Ai Cập nằm sát Biển Đỏ và phát hiện tỉ lệ niken và côban tương tự từ một thiên thạch, báo Infonet cho hay.

Thiên thạch này có tên là Kharga, được phát hiện ở địa điểm cách hải đăng Alexandria 240km về phía Tây, tại thành phố cảng Mersa Matruh, còn được biết đến với cái tên Amunia dưới thời Alexander Đại đế vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Mặc dù loài người đã khai thác và chế tạo nhiều vật dụng làm từ đồng đen, đồng đỏ và vàng từ khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, nhưng phải mất hàng trăm năm sau đồ dùng bằng sắt mới trở nên thịnh hành. Năm 2013, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 9 hạt xoàn dây chuyền được làm bằng sắt từ một nghĩa trang gần phía Bắc Ai Cập, và sau đó được xác nhận làm từ sắt khai thác từ thiên thạch. Những hạt dây chuyền này có niên đại vào khoảng 3.200 năm trước Công nguyên.

Nhóm nghiên cứu con dao sắt cho biết: “Là hai món đồ tạo tác bằng sắt quý giá từ thời Ai Cập cổ đại được phân tích chính xác về nguồn gốc thiên thạch, chúng tôi cho rằng người Ai Cập cổ coi quặng sắt từ thiên thạch có giá trị rất lớn trong việc sản xuất những món đồ trang trí tinh xảo hay những vật dụng phục vụ nghi lễ trang trọng".

Cận cảnh con dao găm chôn cùng vua Tutankhamun trong quan tài. Ảnh: Daniela Comelli

Cận cảnh con dao găm chôn cùng vua Tutankhamun trong quan tài. Ảnh: Daniela Comelli

 

Nhóm nghiên cứu cũng tin vào giả thuyết người Ai Cập cổ rất coi trong những tảng đá rơi từ trên trời xuống, và việc phát hiện ra nguồn gốc thiên thạch của con dao đã mang lại ý nghĩa cho việc sử dụng từ “sắt” trong các tài liệu cổ. Một tài liệu vào khoảng thế kỷ 13 trước Công nguyên đã dùng cụm từ được dịch nghĩa đen là “sắt từ trên trời" để mô tả mọi loại sắt.

Nhà nghiên cứu Ai Cập cổ Joyce Tyldesley thuộc Đại học Manchester (Anh) cũng tin rằng người Ai Cập thời xưa rất tôn sùng những vật thể từ không gian rơi xuống Trái Đất. “Đối với người Ai Cập, bầu trời mang một ý nghĩa rất đặc biệt”, bà nói. “Họ coi những vật từ trên trời rơi xuống là một món quà của các thần linh”.

Chất lượng rất tốt của lưỡi dao cho thấy nó được rèn bởi những người thợ có tay nghề cao, bất chấp việc vào thời đó sắt vẫn còn là một nguyên liệu hiếm có.Lưỡi dao này không phải là vật dụng duy nhất được làm từ thiên thạch dưới thời vua Tutankhamun.Năm 2006, một nhà hóa học vật lý tại Australia cho rằng một viên đá màu vàng lạ lùng có hình con bọ hung trên vòng cổ chôn theo xác ướp nhà vua thực ra là một viên thủy tinh được hình thành nhờ sức nóng của thiên thạch khi lao xuống cát.

Cũng theo báo Vietnamplus đưa theo kênh Discovery, nhà nghiên cứu Daniela Cornelli, thuộc khoa vật lý trường bách khoa kỹ thuật Milan chia sẻ rằng“Sẽ rất thú vị nếu phân tích thêm các món đồ tạo tác có từ trước thời đồ Sắt, như những vật bằng sắt tìm thấy trong lăng mộ của vua Tutankhamun. Chúng ta có thể thu được những kiến thức quý báu về kỹ nghệ rèn kim loại thời Ai Cập và Địa Trung Hải cổ xưa".

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm