Khoa học - Công nghệ

Đạp chân ga ôtô như thế nào để tiết kiệm xăng ít nhất cho tài xế

Khi điều khiển ô tô việc đạp chân ga sai cách không chỉ gây tốn xăng mà còn gây hại cho tuổi thọ của ô tô.

5 xe bán tải 'đắt khách' nhất: Toyota Hilux áp chót / Điểm danh 14 xe mui trần AWD tốt nhất năm 2020

>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE

Theo chuyên trang Danchoioto, nhiều người cho rằng để tiết kiệm xăng cho xe chỉ cần đi ít là được, tuy nhiên việc đạp ga đúng cách cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiết kiệm xăng.Tuy nhiên nhiều lái xe sử dụng ô tô một cách chủ quan, họ thường vừa đạp ga và đạp phanh xe một cách thoải mái, không để ý. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến xe trở nên dễ mòn phanh, nhiên liệu bị tiêu tốn một cách lãng phí.

Với xu thế tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường như hiện nay, việc tiết kiệm xăng là vô cùng cần thiết. Do đó việc đạp ga đúng cách để tiết kiệm xăng là một hành động cần thiết.

Cần hiểu rõ về bàn đạp ga

Đầu tiên phải hiểu rõ về điều khiển bàn đạp ga. Điều khiển bàn đạp ga là hoạt động giúp lái xe thay đổi tốc độ tăng hay giảm hoặc duy trì tốc độ đều trong một khoảng thời gian. Đạp ga khiến cho chuyển động của xe ô tô cho phù hợp với hoàn cảnh giao thông.

Đạp chân ga thế nào để tiết kiệm xăng không phải lái xe nào cũng biết

Việc đặt chân lên bàn đạp ga đúng cách giúp người điều khiển xe có một tư thế tốt và an toàn hơn. Khi điều khiển ga, lái xe phải đặt 2 phần 3 bàn chân phải lên bàn đạp ga, phần gót chân nên tỳ vào vị trí sàn buồng lái để lấy đó làm điểm tựa. Sau đó người sử dụng xe hãy dùng lực mũi bàn chân để điều khiển bàn đạp ga.

Chỉ dùng lực mũi bàn chân để đạp ga

Người điều khiển xe sẽ cần nhấn chân xuống bàn đạp ga để khởi động xe, khi khởi động xe không nên quá vội vàng, hãy nhấn ga từ từ. Người lái dùng phần mũi bàn chân của mình để nhẹ nhàng ấn bàn đạp ga xuống dưới và chờ cho đến khi động cơ hoạt động. Sau đó giảm ga dần dần để động cơ của xe chạy ở chế độ không tải. Để làm được như vậy, người lái xe phải từ từ nhấc mũi bàn chân, ngay lúc này, bộ phận lò xo hồi vị sẽ đẩy bàn đạp ga về vị trí ban đầu.

Khi xe ô tô đứng yên thường có sức ỳ rất lớn, sau khi khởi động, muốn xe di chuyển mà tiết kiệm nhiên liệu phải tăng ga một cách nhẹ nhàng để xe bắt đầu tăng sức kéo và di chuyển. Lúc này, động cơ rất dễ bị tắt đột ngột, đặc biệt là trong trường hợp tải trọng xe ô tô lớn hoặc sức cản của mặt đường quá lớn. Cách khắc phục tình trạng này chính là nhấn ga thật nhiều nhưng không nên quá mạnh.

Đạp chậm rãi khi tăng tốc

 

Khi muốn tăng tốc của xe, hãy đạp ga thật chậm rãi để tốc độ của xe tăng dần dần chứ không phải tăng đột ngột. Tăng tốc độ đột ngột có thể gây ra nguy cơ xảy ra tai nạn, bên cạnh đó còn có thể khiến xe hao tổn tuổi thọ và tốn nhiều nhiên liệu hơn.

Nếu muốn giảm tốc độ của xe, để tiết kiệm nhiên liệu được tối ưu nhất, tài xế nên nhả ga từ từ. Tốc độ của xe ô tô sẽ giảm dần theo hướng di chuyển của xe thay vì giảm một cách đột ngột.

>> Xem thêm: Loạt ôtô Suzuki ưu đãi, khuyến mãi ‘khủng’ trong tháng 9

Luôn để gót chân phải dưới bàn đạp phanh

Thông tin trên báo VnExpress, ngay từ khi học lái phải tập thành thói quen luôn để gót chân phải trên sàn xe, bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay bàn chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga. Trên xe số tự động không có côn, tuyệt đối không sử dụng chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga.

 

>> Xem thêm: Khám phá Kia Sorento 2021 phiên bản máy xăng 6 chỗ, giá 1,299 tỷ đồng, cạnh tranh với Toyota Fortuner

Khi phanh, bàn chân xoay thẳng về vị trí phanh và đạp thẳng theo phản ứng tự nhiên. Trừ trường hợp khẩn cấp, nên cố gắng tập thành thói quen không đạp phanh gấp. Khi rời chân ga hãy rà ngay chân phanh và đạp phanh khi dừng xe. Điều này sẽ củng cố trí nhớ cho cơ bắp tạo thành phản xạ tự nhiên, tránh được nhầm lẫn.

Thận trọng đạp chân ga ở bãi đỗ xe và giao lộ

Nhầm lẫn chân ga với chân phanh thường xảy ra ở bãi đỗ xe và ở giao lộ, vì thế hãy điều khiển xe từ tốn và cẩn thận ở những nơi này.

>> Xem thêm: Suzuki Ciaz 2020 ra mắt tại Việt Nam với giá 529 triệu, so kè cùng Toyota Vios, Hyundai Accent

 

Đi giày nhẹ, đế mỏng

Giày dép có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển xe. Đi chân trần có thể khiến lái xe đau chân khi lái xe lâu dài. Dép trơn khiến bàn chân có thể bị tuột ra khỏi dép, nhất là đối với những người đổ mồ hôi chân. Giày bốt có cổ dài và cứng làm hạn chế cử động cổ chân. Giày cao gót mặt tiếp xúc bé, có thể trượt chân ra khỏi bàn đạp.

>> Xem thêm: XE HOT (26/9): Giá lăn bánh Kia Cerato, xe côn tay ‘chất’ hơn Yamaha Exciter giá chỉ 60 triệu ở VN

Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quai hậu (sandal) khi điều khiển xe. Nếu bạn có thói quen đi bốt hay giày cao gót, hãy để sẵn trong xe một đôi giày đế mỏng để mang khi lái.

Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm