Đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Việt Nam chỉ mới đáp ứng khoảng 20% nhu cầu lao động trong lĩnh vực bán dẫn / Việt Nam dần trở thành điểm đến lý tưởng của ngành bán dẫn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bán dẫn là một ngành công nghiệp đặc thù, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, yêu cầu cao về nhân lực và công nghệ. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các nền kinh tế trong việc thu hút các nhà đầu tư lĩnh vực bán dẫn, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trước đã có kế hoạch vào Việt Nam nhưng mới chỉ dừng ở mức khảo sát, thăm dò và cần chờ các ưu đãi cụ thể. Trong khi đó, các cơ chế hỗ trợ đầu tư cần thời gian để ban hành và đi vào thực tiễn.
Để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất tập trung nguồn lực để triển khai các định hướng, mục tiêu, nội dung, hoạt động, nhiệm vụ tại Chiến lược và Chương trình phát triển nguồn nhân lực đã được phê duyệt.
Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tiếp cận, làm việc với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt là tập trung thu hút các dự án đầu tư trong lĩnh vực đóng gói tiên tiến - lĩnh vực có khả năng tạo bứt phá cho Việt Nam.
Cùng với đó, tập trung hoàn thiện 3 trụ cột cho ngành công nghiệp bán dẫn. Đó là cơ chế, chính sách; hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao; thu hút nhân tài, nhất là các nhân tài người Việt trên toàn thế giới đóng góp vào ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Để hiện thực hóa các phương hướng triển khai trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình Phát triển nguồn nhân lực; khẩn trương hoàn thiện, báo cáo các cấp có thẩm quyền về việc ban hành Nghị định Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Đồng thời, hướng dẫn triển khai, phát huy những cơ chế ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ đầu tư, báo cáo Ban chỉ đạo để định hướng, chỉ đạo về việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư được hiệu quả. Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan thúc đẩy, thu hút các dự án của nước ngoài trong lĩnh vực bán dẫn.
Đối với Bộ Tài chính, bộ cần bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển khác ngay trong năm 2025 (dự kiến 10.000 tỷ đồng) cho Quỹ Hỗ trợ đầu tư để triển khai nhiệm vụ. Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là các nhóm nhiệm vụ cụ thể như phát triển chip chuyên dụng; phát triển công nghiệp điện tử.
Các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam. Cùng đó, đẩy mạnh hợp tác, thu hút đầu tư từ các quốc gia, nền kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Bên cạnh đó, các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, hỗ trợ đào tạo chủ động, quyết tâm triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, tận dụng cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị bán dẫn; chủ động tham gia và tăng cường hợp tác chặt chẽ 3 nhà “Nhà nước - Nhà trường - Nhà doanh nghiệp”.
“Việt Nam có thể nắm bắt được cơ hội “hiếm có” này để tham gia sâu vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn. Do đó cần có sự tham gia, vào cuộc của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia trong và ngoài nước”, ông Dũng nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty HPT: Ba thập kỷ cống hiến cho kỷ nguyên số
Trước nguy cơ TikTok bị cấm tại Mỹ, một ứng dụng của Trung Quốc bất ngờ vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng App Store, Google Play
Xuất khẩu công nghệ: Thước đo năng lực của công nghệ Việt Nam
Nghị quyết 57: Mở đường cho khoa học và công nghệ bứt tốc
Doanh nghiệp công nghệ số cần xây dựng sản phẩm mang tính đột phá
Nhiều 'ông lớn' công nghệ số tiên phong nhận nhiệm vụ tiến vào kỷ nguyên mới