Khoa học - Công nghệ

Doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ

DNVN - Năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực triển khai nghiệm thu đề tài dự án vượt 110%; số kết quả các đề tài áp dụng vào sản xuất, cấp văn bằng bảo hộ trí tuệ vượt 208%; đổi mới công nghệ thiết bị, tổng sản phẩm công nghệ cao vượt 106,48%.

Techfest 2022: Khẳng định hình ảnh của doanh nghiệp khởi nghiệp mới, kỳ vọng sự hỗ trợ của các nhà đầu tư / Cần Thơ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất

Báo cáo của Sở KH&CN TP Cần Thơ, trong năm 2022, ngành KH&CN thành phố tập trung triển khai các chương trình, kế hoạch đã được UBND thành phố phê duyệt giai đoạn 2021- 2025 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Kết quả, có 3/5 chỉ tiêu hoàn thành vượt so với kế hoạch đề ra.

Sở KH&CN cũng đã làm tốt công tác tham mưu HĐND thành phố ban hành nhiều văn bản như Nghị quyết của HĐND về định mức hỗ trợ; đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ; nâng cao năng suất, chất lượng và danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực KHCN. Tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản như: Quy định về quản lý chuyển giao công nghệ và thẩm định công nghệ dự án đầu tư. Chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa đổi mới công nghệ thiết bị.

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành KH&CN Cần Thơ năm 2022

Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè phát biểu tại Hội nghị Tổng kết ngành KH&CN Cần Thơ năm 2022


Trong khi đó, hoạt động nghiên cứu KH&CN tiếp tục được đẩy mạnh thông qua việc triển khai mới, nghiệm thu và chuyển giao ứng dụng các nhiệm vụ KH&CN mang tính cấp thiết phục vụ phát triển KT-XH của thành phố.

Năm 2022, triển khai 11 nhiệm vụ và nghiệm thu 10 nhiệm vụ KH&CN, các nhiệm vụ này sau khi hoàn thiện kết quả nghiên cứu đều được chuyển giao ứng dụng vào thực tế. Công tác hướng dẫn xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng đạt nhiều kết quả.

Hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) đạt nhiều kết quả tích cực, thành phố ban hành Kế hoạch số 135/KH-UBND về hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thành phố giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu tiếp tục hoàn thiện và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình DN có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và ĐMST trong DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố nhanh và bền vững.

Nổi bật trong năm 2022, đã tổ chức thành công Ngày hội Khởi nghiệp ĐMST vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 – Techfest Mekong 2022 với sự chủ trì của Bộ KH&CN và UBND TP Cần Thơ, thu hút hàng trăm chuyên gia, nhà đầu tư, gần 3.000 lượt khách tham quan, quy tụ 120 gian hàng triển lãm, trưng bày trực tiếp và 30 gian hàng trực tuyến giới thiệu các sản phẩm dự án khởi nghiệp ĐMST và sản phẩm KHCN đến từ các tỉnh ĐBSCL.

 

Thị trường công nghệ có nhiều khởi sắc, thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động kết nối cung - cầu, triển lãm, tư vấn với sự tham gia của nhiều thành phần đến từ các địa phương trong cả nước, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong nghiên cứu khoa học, góp phần thương mại hóa các kết quả nghiên cứu KHCN.

Với mức kinh phí được phân bổ hơn 57 tỷ đồng cho hoạt động KHCN năm 2023, Sở KH&CN thành phố tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Thành ủy, UBND đã phê duyệt; dự kiến triển khai và nghiệm thu 10 đề tài, dự án cấp thành phố, theo hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ ưu tiên, công nghệ cao trong các lĩnh vực phục vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết ngành KH&CN TP Cần Thơ năm 2022, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè yêu cầu ngành KH&CN tham mưu xây dựng cơ chế chính sách hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo thuận lợi thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN; ngành KH&CN phải đi đầu trong chuyển đổi số; tăng cường nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng các công nghệ cao; công nghệ 4.0 như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ chế biến, chế tạo… đưa các công trình nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tiễn; tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược, với các địa phương phát triển về KHCN, ĐMST như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Tiếp tục thực hiện chặt chẽ hơn về quản lý nhà nước và tăng cường tiềm lực KH&CN qua các dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh triển khai các chương trình nghiên cứu, các nhiệm vụ hợp tác liên vùng; mở rộng, phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới tổ chức KHCN, DN khoa học và công nghệ. Tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ Bộ để đẩy nhanh quá trình nâng cấp hạ tầng, thiết bị, nâng cao tiềm lực KH&CN của thành phố.

 


Hòa Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm