Giấc mộng ô tô giá rẻ của người dùng Việt sẽ đi về đâu?
(DNVN) - Luồng thông tin về xe nhập khẩu từ ASEAN sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào 2018 càng khiến khách hàng Việt “mong mỏi” chờ đợi một viễn cảnh ô tô giá rẻ như các nước trong khu vực.
Bảng giá xe Toyota tháng 10/2018: Thêm 3 mẫu xe mới, tăng giá / XE HOT QUA ẢNH (20/10): Những đại gia từng sở hữu siêu xe Ferrari, Suzuki ra mắt xe mới ở Việt Nam
Luồng thông tin về xe nhập khẩu từ ASEAN sẽ được hưởng thuế nhập khẩu 0% vào 2018 càng khiến khách hàng Việt “mong mỏi” chờ đợi một viễn cảnh ô tô giá rẻ như các nước trong khu vực. Giấc mộng ô tô giá rẻ dường như còn quá xa vời.
Giá xe hầu như giữ nguyên trong năm 2018
Cuối 2017, Honda Việt Nam thông báo giá xe CR-V tạm tính cho bản cao cấp 1.5 L là 1,1 tỷ, giao xe đầu 2018, thuế nhập khẩu tính 0%. Ngay sau đó, Nghị định 116 ra đời tháng 10/2017, hiệu lực từ tháng 1/2018 với yêu cầu về Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại (VTA) gây khó cho việc nhập xe. Trước nguy cơ không có hàng, Honda Việt Nam quyết định nhập lô đầu tiên trước 2018, với thuế 30%, giá xe lúc này tăng lên ngưỡng 1,256 tỷ.
Honda CR-V 2018
Những biến động chính sách nhiều người Việt lo lắng vì đợi giá xe giảm nhưng thực tế ngược lại. Năm 2017, doanh số ngành ôtô giảm 10% so với 2016 khi khách hàng có tâm lý dừng mua, chờ đợi 2018 khi thuế nhập khẩu xe từ ASEAN về 0%. Tuy nhiên, trênhực tế, giá xe nhập khẩu và cả lắp ráp đều không giảm như kỳ vọng.
Ở mảng nhập khẩu, khi Nghị định 116 được thực hiện, các hãng xe không thể đưa xe về hoặc đưa về với số lượng rất ít. Điều này khiến cho các mẫu xe Toyota Fortuner, Honda CR-V hay Everest, Ranger đều giữ giá, thậm chí thỉnh thoảng nhích lên vài triệu. Từ đầu năm, CR-V L đã có 3 đợt điều chỉnh từ 1.068 lên 1.073 rồi 1.083 triệu.
Trong tháng 6, Toyota tăng giá cả Fortuner và Hilux. Chiếc SUV Fortuner tăng 45 triệu cho bản máy dầu số sàn 1 cầu, bản cao nhất 2.7 xăng 4x4 AT cũ thay bằng bản 2.8 diesel 4x4 AT và cũng tăng 46 triệu. Mẫu bán tải Hilux tăng 18-22 triệu.
Những mẫu xe nhập khẩu khác của Ford, Mitsubishi, Isuzu không biến động về giá. Lý do được các hãng đưa ra là giá xe nhập khẩu tăng, bởi vì phiên bản mới thêm trang bị và năm 2017 đã giảm sâu để kích cầu, không có lãi nên 2018 không thể giảm nữa.
Xe lắp ráp là lựa chọn ưu tiên của khách khi xe nhập khẩu không có khách. Tuy nhiên, do lượng cầu vượt cung, xe lắp ráp cũng không giảm giá.
Với tình trạng sản xuất không kịp bán, cầu vượt cung nhiều lần, hãng không giảm giá. Một nhân viên bán hàng ở đại lý tại Hà Nội cho biết, nếu năm ngoái khách thường hỏi anh "giá giảm được bao nhiêu" thì năm nay câu hỏi là "sớm nhất, khi nào có xe".
Khách hàng phải mua thêm phụ kiện
Kiểu mua xe phải lấy thêm phụ kiện vốn trước đây thường gắn liền với các mẫu xe của Toyota như Fortuner, Innova thì sang 2018 xảy ra ở khắp các đại lý của nhiều hãng. Ford Explorer đội thêm 150 triệu, CR-V kèm gói 60-70 triệu, Fortuner hơn 100 triệu, mới nhất là Rush tới 80 triệu tiền phụ kiện. Nếu khách không đồng ý mua phụ kiện, phải chấp nhận chờ nhiều tháng.
Những khách không lắp thêm phụ kiện, thời điểm giao xe luôn tù mù. Đại lý có thể hẹn 2 tháng nữa, nhưng đến gần thời điểm giao xe lại nhận được thông báo cáo lỗi từ hãng vì các lý do khách quan như nhà máy không sản xuất kịp tiến độ, gặp vấn đề trong vận chuyển. Trong hợp đồng ký với khách, các đại lý không cố định thời gian giao xe.
Tân Gia (Tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI đang phát triển trình duyệt web riêng, tích hợp ChatGPT và nhiều công cụ AI, quyết đấu Google
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Tìm kiếm tài năng, thúc đẩy sáng tạo từ doanh nghiệp khởi nghiệp
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường
Công nghệ tác động thế nào đến ngành logistics?
Cột tin quảng cáo