Khoa học - Công nghệ

Lý giải đáng sợ chứng bệnh lạ ‘đổ mồ hôi máu’ khiến nhà khoa học đau đầu

Mồ hôi máu hay chứng "đổ mồ hôi máu" là tình trạng rất hiếm gặp nhưng hiện ngày càng có nhiều người mắc phải. Vậy bệnh này nguy hiểm thế nào mà khiến các nhà khoa học đau đầu.

Honda Wave Alpha bị đội giá bán tại TP.HCM / Khám phá xe bán tải Jeep Gladiator Rubicon giá gần 3,5 tỷ đồng tại Việt Nam

Ngày càng nhiều ca "đổ mồ hôi máu"

Khi vận động nhiều hay căng thẳng, mọi người thường đổ mồ hôi theo cơ chế tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng điều đó lại không diễn ra đối với một cô gái 21 tuổi người Italy.

Thay vì đổ mồ hôi, cô gái này lại đổ máu qua da. Cô mắc một chứng bệnh mới đang khiến các nhà khoa học hết sức đau đầu: Chứng đổ mồ hôi máu.Theo đó, máu tự động chảy ra qua da, đặc biệt là những vùng da trên mặt, tai, mũi hay mắt ngay cả khi cô gái này không có bất cứ vết thương nào.

 Cô gái 21 tuổi mắc chứng đổ mồ hôi máu. Ảnh: Tuổi trẻ/Ảnh: wordpress.com
Cô gái 21 tuổi mắc chứng đổ mồ hôi máu. Ảnh: Tuổi trẻ/Ảnh: wordpress.com

Những đợt chảy máu có thể đến đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước. Cô gái đã sống chung với hiện tượng này trong suốt 3 năm. Tuy nhiên giới y tế trên thế giới hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị chứng bệnh này.

Lật lại các hồ sơ lưu trữ, trường hợp đầu tiên được mô tả rõ ràng từ người có chuyên môn y khoa là vào năm 1627, Georg Spörlin, một bác sĩ ở Basel (Thụy Sĩ) báo cáo về một bé trai 12 tuổi bị sốt cao và đổ mồ hôi máu ướt cả áo sơ mi.

Năm 1628, bác sĩ Paolo Zacchiathe mô tả về một thanh niên người Bỉ, khi bị kết án tử hình người này quá đau khổ nên đã đổ mồ máu.

Theo thống kê của hai vợ chồng bác sĩ Joe và Alice Holoubek công bố vào năm 1996, có tất cả 76 ca đổ mồ hôi máu ghi nhận được từ thế kỷ 17 đến năm 1980.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy các báo cáo đã đăng tải trên các tạp chí y khoa từ trước đến nay về "đổ mồ hôi máu" gồm 10 ca xảy ra trong quãng thời gian từ năm 1880-1935, 32 ca từ năm 1952-2016.

Họ nhận thấy tần suất xảy ra càng về sau này càng thường xuyên hơn. Chỉ trong thế kỷ 21 này, đã xảy ra nhiều trường hợp vào các năm 2009 trên một ông lão 72 tuổi, năm 2010 trên một bé trai 13 tuổi, 5 ca vào năm 2013, 4 ca vào năm 2014, 3 ca vào năm 2015, 4 ca năm 2016 và năm 2017 này là 2 ca tính đến thời điểm hiện nay.

Trong các từ điển y khoa xuất bản vào thế kỷ 18 và 19, triệu chứng này được gọi bằng tên Latin là "sudor cruentus" và "sudor sanguineus" có cùng nghĩa là "mồ hôi máu". Còn hiện nay, y giới gọi đây là chứng đổ mồ hôi máu (hematohidrosis hay hemidrosis).

Phân tích chi tiết trên 28 ca gần đây nhất từ 2004 đến 2017, các nhà nghiên cứu nhận thấy chúng xảy ra khắp nơi trên thế giới trừ khu vực Bắc Mỹ, 24 trong số đó là nam giới, 4 nữ giới. Tất cả đều ở độ tuổi rất trẻ với độ tuổi bình quân là 14,1 đối với nữ và 26,5 tuổi đối với nam.

Họ đều có điểm chung là vùng cơ thể xuất mồ hôi máu nhiều nhất là ở trán, da đầu, mặt, mắt và tai, đôi khi cả ở thân mình và tay chân, thậm chí trong một số ít trường hợp còn khóc ra máu nữa. Các triệu chứng đi kèm là đau nhức, da ngứa râm ran, tăng huyết áp hay nhức đầu.

Tổng thể, những người này đều ở trong trạng thái căng thẳng tâm lý, quá sợ hãi, bị kích ứng hay trầm cảm hoặc sang chấn tâm lý do chứng kiến những cảnh bạo lực diễn ra ở xung quanh họ trước khi bị xuất "mồ hôi máu". Nhưng may mắn là không ai bị tử vong vì chứng này.

Nguyên nhân gây ra chứng "đổ mồ hôi máu"

Theo tìm hiểu được biết, chứng "mồ hôi máu" (en: Hematidrosis) hay chứng đổ "mồ hôi máu" là tình trạng rất hiếm gặp xảy ra ở người khi đang trong trạng thái tâm thần, cảm xúc và căng thẳng thể lý một cách cực độ, ví dụ như đang đối diện với cái chết, làm họ tiết ra "mồ hôi máu".

Một số tài liệu tham khảo về lịch sử đã mô tả hiện tượng này, đáng chú ý là những tài liệu của Leonardo da Vinci đã mô tả về: một người lính trước khi ra trận hay một người đàn ông bất ngờ chịu một án tử hình đã đổ "mồ hôi máu", cũng như theo chi tiết trong Kinh Thánh thì Chúa Giêsu đã đổ mồ hôi máu khi Ngài đang cầu nguyện trong vườn Getsemani.

Hiện tượng này có thể liên quan đến chứng bệnh thặng dư sắt mô (haemochromatosis hay bệnh thừa sắt).Thặng dư sắt mô là một rối loạn do tích tụ sắc tố máu (hemosiderin) trong các tế bào nhu mô, gây tổn thương mô và làm rối loạn các chức năng của gan, tim, tuyến tụy, tuyến yên.

Các dấu hiệu lâm sàng khác là da sạm màu đồng điếu, bệnh khớp, tiểu đường, xơ gan, gan và lách mở rộng (hepatosplenomegaly), thiểu năng nội tiết hướng sinh dục (hypogonadism) và rụng tóc. Bệnh có thể thuyên giảm ở phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.

Từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, nhà triết học Hi Lạp Aristotle đã đề cập đến vấn đề "đổ mồ hôi máu" này trên người và cả một số loài động vật.

Về điều trị, hiện chưa có liệu pháp điều trị nào hoàn toàn có hiệu quả, chủ yếu là dùng các thuốc an thần, chống trầm cảm, giảm huyết áp và cho bù lượng nước bị mất do xuất mồ môi và mất máu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm