Khoa học - Công nghệ

Ngân hàng thanh lý ô tô cũ: Khó mua xe tốt - giá hời

Bảng giá bán thanh lý ô tô mà ngân hàng đưa ra dù thấp hơn giá thị trường nhưng thủ tục giải quyết phức tạp, chất lượng chưa thể đảm bảo, nên nhiều đại lý kinh doanh ô tô cũ, cũng như khách hàng e ngại.

Những nâng cấp đáng giá trên Mazda CX-9 2021 / Mazda BT-50 2021 sẽ được bán ra từ tháng 10/2020

>> DÒNG BÀI HOT: BẢNG GIÁ XE

thanh-ly-o-to-5490-1598414452.png

Ngân hàng đang thanh lý hàng loạt ô tô là tài sản đảm bảo của các khoản nợ quá hạn.

Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã thanh lý hàng nghìn xe ô tô là tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại ngân hàng, tăng vọt so với trước đây. Đáng lưu ý, nhiều ngân hàng có thị phần cho vay mua tô tô trả góp cao trên thị trường như TPBank, VIB, Techcombank… đang gia tăng số lượng xe ô tô cần thanh lý.

Ồ ạt thanh lý ô tô

Chỉ tính riêng từ đầu tháng 7 tới nay, VIB đã đăng rao thanh lý tới 53 chiếc ô tô là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại ngân hàng này, tăng vọt so với thời gian trước đó (từ đầu năm đến hết tháng 6, chỉ có khoảng 14 chiếc xe được đăng thanh lý).

Đơn cử như chỉ trong ngày 24/8, VIB đã đăng thông tin thanh lý tới 4 chiếc ô tô. Trong đó có 1 chiếc Volkwagen, 1 chiếc Toyota Vios, 1 chiếc Ford Ecosport và 1 chiếc Toyota Innova…, tất cả đều được thương lượng về giá.

Trong tháng 7, TPBank cũng đã đăng thông báo thu giữ và thanh lý tới gần 70 xe ô tô các loại với giá chỉ từ 140 triệu đồng trở lên. Số xe này chủ yếu là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ bị chuyển sang nợ quá hạn từ đầu năm đến cuối tháng 4 vừa qua.

 

Techcombank cũng không ngoại lệ khi từ tháng 7 đến nay đã thông báo bán đấu giá gần 30 xe ô tô các loại. Riêng trong ngày 24/8, ngân hàng này đã thông báo bán đấu giá 4 chiếc ô tô, bao gồm 1 xe Mazda 6 với giá khởi điểm gần 763 triệu đồng; một chiếc Chevrolet Aveo giá khởi điểm 189 triệu đồng, cùng với 2 xe bồn hiệu Howo.

Về cơ bản, thanh lý tài sản đảm bảo là ô tô sẽ dễ hơn so với bất động sản, bởi giá trị xe ô tô thấp hơn nên người dân có nhu cầu vẫn có thể mua được. Tuy nhiên, không phải tài sản ô tô nào trở thành nợ xấu thì ngân hàng cũng có thể dễ dàng thu hồi để thanh lý.

“Các hợp đồng thế chấp ô tô hiện nay thường đi kèm điều khoản khách hàng không được cầm cố xe khi đang thế chấp tại ngân hàng. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng cầm đồ sẵn sàng cho khách hàng cầm xe ô tô mà không cần đăng ký, vì vậy khi khoản vay thành quá hạn, ngân hàng mới phát hiện, việc thu hồi nợ vì vậy trở nên khó khăn, ngân hàng phải làm việc nhiều lần với chủ xe và hiệu cầm đồ”, cán bộ một ngân hàng cho biết.

Không có chuyện thanh lý "hớ"

Dưới góc nhìn của người kinh doanh ô tô, ông Nguyễn Minh Tuấn - chủ một cửa hàng chuyên về xe ô tô cũ ở Phạm Hùng (Hà Nội) cho rằng, giá xe thanh lý mà các ngân hàng đang đưa ra dù có thấp hơn giá chung của thị trường nhưng lại có nhiều thủ tục giải quyết phức tạp hơn. Bên cạnh đó, chất lượng chiếc xe cũng không được bảo hành dài như tại các cơ sở khác.

 

Vì vậy, người mua cần phải đặt câu hỏi: Vì sao một chiếc xe có cùng chủng loại, năm sản xuất mà có giá rẻ hơn so với mặt bằng chung của thị trường?

Anh Tuấn phân tích, ô tô mà ngân hàng thu hồi sẽ có những xe còn chất lượng tốt, có những xe đã xuống cấp do khách hàng không giữ gìn, sửa chữa, thậm chí trong đó có cả những xe đã từng bị ngập nước. Tuy nhiên, vì đây là tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu nên bắt buộc ngân hàng phải thu hồi mà không có sự sàng lọc chất lượng xe.

“Tại ngân hàng cũng có các bộ phận thẩm định giá tài sản trước khi tiến hành thanh lý. Chắc chắn giá xe ô tô mà các ngân hàng đưa ra đã được cân nhắc kỹ lưỡng về mọi yếu tố, chứ không có chuyện thanh lý 'hớ'”, anh Tuấn nói.

Từng tham gia nhiều cuộc đấu giá xe ô tô của ngân hàng, anh Nguyễn Mạnh Hùng – chủ một cửa hàng ô tô cũ trên đường Nguyễn Xiển (Hà Nội) cho hay, giá xe thanh lý mà ngân hàng đưa ra chỉ là mức giá khởi điểm ban đầu. Theo nguyên tắc thanh lý tài sản của ngân hàng, tài sản sẽ được tiến hành đấu giá. Nếu trong phiên đấu giá có từ 2 người tham gia trả giá trở lên thì ai là người trả giá cao hơn sẽ sở hữu xe.

"Từ giá trị ban đầu của chiếc xe nhưng trong phiên đấu giá có thể sẽ được trả giá cao hơn. Việc đưa ra giá xe ban đầu thấp có thể chỉ là thủ thuật nhằm tạo sự quan tâm từ người có nhu cầu mua. Càng nhiều người quan tâm, tham gia trả giá xe thì ngân hàng càng được lợi và khả năng giá xe được đẩy lên cao hơn", anh Hùng cho hay.

 

Một số đại lý kinh doanh ô tô cũ còn cho biết, để sở hữu một chiếc xe ô tô còn tốt, giá rẻ trong các cuộc đấu giá của ngân hàng là điều rất khó.

Anh Tuấn cho hay, đã từng tham gia một cuộc đấu giá xe ô tô của một ngân hàng thương mại, tuy nhiên, hầu hết các xe đã xuống cấp, nếu có mua về phải “mông má” rất nhiều mới có thể bán được. Như vậy giá bán sẽ “đội” lên rất cao. Còn những xe tốt thì không thấy xuất hiện trong các phiên đấu giá, khi người tham gia đấu giá hỏi nhân viên ngân hàng thì được biết những chiếc xe đó đã được thanh lý trước đó rồi (?!).

“Đây chính là lý do khiến các chủ cửa hàng bán xe ô tô cũ không “mặn mà” với các cuộc đấu giá của ngân hàng”, anh Tuấn cho hay.

Mua xe ô tô thanh lý từ công ty, người dùng cần nắm rõ những thủ tục và mức thuế nào?

Theo Điều 10, Điều 11 thuộc Thông tư 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 quy định về đăng ký xe, hồ sơ mua bán xe của doanh nghiệp sẽ bao gồm các loại giấy tờ sau: Biên bản họp của hội đồng thành viên công ty về việc thanh lý xe; Quyết định của Giám đốc về việc thanh lý xe; Hợp đồng mua xe ô tô thanh lý giữa bên bán và bên mua; Xuất hóa đơn Giá trị gia tăng theo giá trên hợp đồng; Giấy khai đăng ký được bên bán ký và đóng dấu để bên mua làm thủ tục sang tên.

 

Các loại thuế, phí cần phải nộp bao gồm phí trước bạ và lệ phí đổi biển số, bên cạnh đó, cần lưu ý là thuế VAT theo giá trên hợp đồng, do mua lại từ công ty.

Phí trước bạ ô tô cũ được tính dựa trên 3 yếu tố: mức lệ phí trước bạ đối với xe cũ và giá trị sử dụng còn lại của xe. Trong đó, mức lệ phí trước bạ đối với xe cũ nằm ở mức 2% áp dụng trên toàn quốc.

Giá trị sử dụng còn lại của xe được tính dựa trên thời gian sử dụng của xe được tính như sau: thời gian sử dụng 1 năm, tương ứng với tỷ lệ giá trị 85%; từ 1 - 3 năm là 70%; từ 3-6 năm là 50%; từ 6 - 10 năm là 30% và trên 10 năm là 20%.

>> Xem thêm: Mercedes-Benz C200 Coupe AMG 2020 ra mắt, giá 1,9 tỷ đồng

Như vậy, phí trước bạ người dùng phải đóng khi mua lại những mẫu xe cũ sẽ = lệ phí trước bạ đối với xe cũ x Giá trị còn lại của xe = 2% x Tỷ lệ giá trị x Giá xe lúc mua mới.

 

>> Xem thêm: Mercedes-Benz GLB ra mắt tại Việt Nam, giá 1,999 tỷ đồng

Ví dụ: Toyota Camry đời 2009 có giá 889,4 triệu đồng lúc mua mới với thời gian đã sử dụng kể từ thời điểm kê khai lệ phí trước bạ là trên 10 năm. Như vậy theo công thức và bảng tham chiếu trên, có được lệ phí trước bạ phải nộp khi mua lại mẫu xe này: Lệ phí trước bạ = 2% x 20% x 889.400.000 = 3.557.600 (đồng).

>> Xem thêm: Mercedes-AMG GLE 63 S Coupe 2021 chốt giá gần 2,7 tỷ đồng

Lệ phí đổi biển số và làm lại giấy đăng ký trong trường hợp thay biển số mới đối với ô tô (trừ loại dưới 10 chỗ ngồi và không kinh doanh vận tải) là 500.000 đồng và 20 triệu đồng đối với ô tô dưới 10 chỗ không kinh doanh vận tải.

>> Xem thêm: Top 10 xe hơi 6 xi lanh tốt nhất thế giới

 

Bên cạnh đó, người dùng sẽ cần phải trả thêm các khoản phí bao gồm: VAT theo giá trị trên hợp đồng (10%), chi phí lập hợp đồng mua bán xe, giấy di chuyển xe của chủ cũ hoặc người đang sử dụng xe có xác nhận của chính quyền địa phương…
Bảng giá xe
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm