Những bí ẩn về y học chưa được giải thích
Tạp chí New Scientist đưa ra một danh sách những hiện tượng bí hiểm mà cho tới nay khoa học khó giải thích, đặc biệt những hiện tượng liên quan đến con người và bệnh tật.
Cho rằng người ngoài hành tinh đã thăm Trái Đất, nhà khoa học khó lý giải / Dương Quá có phải kỳ tài học võ số 1 trong thế giới Kim Dung?
Hiệu ứng giả dược (placebo)
Hàng ngày trong suốt một tuần, bác sĩ áo choàng trắng, ống nghe đeo trước ngực đến khám bệnh và phát thuốc “chữa huyết áp” cho bệnh nhân, để huyết áp của ông ta tăng hay hạ tuỳ bệnh nhân này yêu cầu. Đến ngày thứ tám bác sĩ phát loại thuốc chỉ làm bằng bột và đường, mà không hề chứa một hoạt chất gì.
Bệnh nhân vẫn uống và huyết áp diễn biến chẳng khác gì dùng thuốc thật. Hiệu ứng chữa được bệnh bằng “thuốc giả vờ” như vậy gọi là “hiệu ứng giả dược” hoặc “hiệu ứng placebo”. Nói cách khác, “giả dược” cũng có tác dụng chữa bệnh.
Hiện tượng này phổ biến đến nỗi khi thử hiệu lực của một thứ thuốc mới nào người ta cũng so sánh thuốc chứa hoạt chất chữa bệnh và thuốc không chứa chất đó nhưng về hình thức bên ngoài thì giống hệt nhau. Với sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với bác sĩ, chính bệnh nhân không biết bác sĩ cho mình thuốc gì và nhiều khi tự nhiên cũng khỏi bệnh.
Rõ ràng là sau một thời gian thấy thuốc đã có công hiệu, về mặt tâm lý, bệnh nhân đã “thoả thuận” với cơ thể là cứ uống thuốc ấy (lúc này là giả dược) thì phản ứng lại như thế.
Cơ chế của “sự thoả thuận tâm lý” này như thế nào thì khoa học chưa biết. Chúng đã “nói năng, khuyên bảo”gì với nhau?
Biết được điều đó có lợi vô cùng. Sẽ “xui” được tâm lý “khuyên bảo”cơ thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Vì thuốc nào bên cạnh việc chữa bệnh cũng kèm theo “hiệu ứng phụ”, đôi khi rất nguy hiểm.
Liệu pháp vi lượng đồng căn (Homeopathy)
“Hiệu ứng giả dược” có thể giải thích được hiện tượng vi lượng đồng căn, vốn không thể giải thích được bằng những khái niệm “vật chất”. Bệnh nhân được chữa trị bằng các liều rất nhỏ loại thuốc mà chính nó gây ra các triệu chứng của loại bệnh này (theo quan niệm “dĩ độc trị độc”). Thực ra, các thầy thuốc vi lượng đồng căn chữa cho bệnh nhân bằng những dung dịch thuốc cực kỳ loãng, có thể coi như chẳng chứa một phân tử thuốc nào. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thuốc vi lượng đồng căn tỏ ra rất có công hiệu chữa bệnh.
Theo phương pháp vi lượng đồng căn, thậm chí chẳng cần đến 1 tuần cho bệnh nhân phải “chịu thầy” như trường hợp giả dược nói trên. Có người giải thích là các phân tử nước “xếp thành hàng” xung quanh phân tử thuốc theo một trật tự xác định và giữ nguyên dạng ấy sau khi thuốc đã tách ra.
Thầy thuốc vi lượng đồng căn dùng các dạng cấu trúc này, gọi là “nước có trí nhớ” để “kéo bệnh” ra khỏi cơ thể. Nhưng lý thuyết đó không chống đỡ được những sự phê phán, ví dụ các phức chất của nước chỉ tồn tại được khoảng phần tỉ giây (điều này khoa học đã chứng minh) thì sao có thể chữa được bệnh! Vậy mà tại Lonđon có hẳn một cơ sở chữa bệnh gọi là Bệnh viện vi lượng đồng căn Hoàng gia, thành lập từ mấy thế kỷ trước đến nay vẫn đông bệnh nhân đến chữa.
Hàng ngày trong suốt một tuần, bác sĩ áo choàng trắng, ống nghe đeo trước ngực đến khám bệnh và phát thuốc “chữa huyết áp” cho bệnh nhân, để huyết áp của ông ta tăng hay hạ tuỳ bệnh nhân này yêu cầu. Đến ngày thứ tám bác sĩ phát loại thuốc chỉ làm bằng bột và đường, mà không hề chứa một hoạt chất gì.
Cho tới nay khoa học vẫn chưa thể giải thích cặn kẽ về hiện tượng giả dược trong y học. |
Bệnh nhân vẫn uống và huyết áp diễn biến chẳng khác gì dùng thuốc thật. Hiệu ứng chữa được bệnh bằng “thuốc giả vờ” như vậy gọi là “hiệu ứng giả dược” hoặc “hiệu ứng placebo”. Nói cách khác, “giả dược” cũng có tác dụng chữa bệnh.
Hiện tượng này phổ biến đến nỗi khi thử hiệu lực của một thứ thuốc mới nào người ta cũng so sánh thuốc chứa hoạt chất chữa bệnh và thuốc không chứa chất đó nhưng về hình thức bên ngoài thì giống hệt nhau. Với sự tín nhiệm của bệnh nhân đối với bác sĩ, chính bệnh nhân không biết bác sĩ cho mình thuốc gì và nhiều khi tự nhiên cũng khỏi bệnh.
Rõ ràng là sau một thời gian thấy thuốc đã có công hiệu, về mặt tâm lý, bệnh nhân đã “thoả thuận” với cơ thể là cứ uống thuốc ấy (lúc này là giả dược) thì phản ứng lại như thế.
Cơ chế của “sự thoả thuận tâm lý” này như thế nào thì khoa học chưa biết. Chúng đã “nói năng, khuyên bảo”gì với nhau?
Biết được điều đó có lợi vô cùng. Sẽ “xui” được tâm lý “khuyên bảo”cơ thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Vì thuốc nào bên cạnh việc chữa bệnh cũng kèm theo “hiệu ứng phụ”, đôi khi rất nguy hiểm.
Liệu pháp vi lượng đồng căn (Homeopathy)
“Hiệu ứng giả dược” có thể giải thích được hiện tượng vi lượng đồng căn, vốn không thể giải thích được bằng những khái niệm “vật chất”. Bệnh nhân được chữa trị bằng các liều rất nhỏ loại thuốc mà chính nó gây ra các triệu chứng của loại bệnh này (theo quan niệm “dĩ độc trị độc”). Thực ra, các thầy thuốc vi lượng đồng căn chữa cho bệnh nhân bằng những dung dịch thuốc cực kỳ loãng, có thể coi như chẳng chứa một phân tử thuốc nào. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thuốc vi lượng đồng căn tỏ ra rất có công hiệu chữa bệnh.
Theo phương pháp vi lượng đồng căn, thậm chí chẳng cần đến 1 tuần cho bệnh nhân phải “chịu thầy” như trường hợp giả dược nói trên. Có người giải thích là các phân tử nước “xếp thành hàng” xung quanh phân tử thuốc theo một trật tự xác định và giữ nguyên dạng ấy sau khi thuốc đã tách ra.
Thầy thuốc vi lượng đồng căn dùng các dạng cấu trúc này, gọi là “nước có trí nhớ” để “kéo bệnh” ra khỏi cơ thể. Nhưng lý thuyết đó không chống đỡ được những sự phê phán, ví dụ các phức chất của nước chỉ tồn tại được khoảng phần tỉ giây (điều này khoa học đã chứng minh) thì sao có thể chữa được bệnh! Vậy mà tại Lonđon có hẳn một cơ sở chữa bệnh gọi là Bệnh viện vi lượng đồng căn Hoàng gia, thành lập từ mấy thế kỷ trước đến nay vẫn đông bệnh nhân đến chữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo