Phanh ABS là trang bị an toàn cần thiết đối với xe máy
So sánh Yamaha Jupiter với Honda Future / XE HOT (7/1): Yamaha Exciter 155 VVA đội giá hơn 7 triệu đồng, 10 xe SUV xấu nhất trong lịch sử
Ngày 29/12/2020, Yamaha Exciter 155 được ra mắt tại Việt Nam nhưng không được trang bị phanh chống bó cứng - ABS. Từ đây, việc phanh ABS có cần thiết với một mẫu xe "nhỏ" (dưới 175 cc) hay không đã trở thành đề tài tranh luận trên các diễn đàn người sử dụng xe máy. Đa số ý kiến cho rằng phanh ABS là trang bị an toàn cần thiết đối với cả xe máy, chứ không riêng gì các mẫu môtô phân khối lớn.
Ở chiều ngược lại, quan điểm xe phổ thông không nhất thiết phải có phanh ABS cũng nhận được nhiều sự đồng tình. Những người theo ý kiến này cho rằng chạy xe ở tốc độ thông thường, người lái sẽ an toàn khi sử dụng phanh đúng cách kết hợp với phanh động cơ.
Đối với các mẫu tay ga không thể sử dụng lực hãm của động cơ, phanh CBS (hệ thống phanh kết hợp) là trang bị thay thế. Phanh CBS do Honda phát triển, đã có mặt trên các mẫu tay ga từ khá lâu. Khi người lái phanh gấp ở một trong 2 tay phanh, hệ thống CBS sẽ phân phối lực phanh cho cả phanh trước/sau. Điều này giúp hạn chế tình trạng mất cân bằng (bánh trước hoặc bánh sau bị lệch khỏi quỹ đạo). So với phanh ABS, phanh CBS có giá thành rẻ hơn.
Tuy nhiên, việc sử dụng phanh động cơ thuần thục hay xe tay ga có phanh CBS vẫn chỉ là biện pháp "tạm thời", không thể thay thế cho phanh ABS. Về cơ bản, phanh CBS vẫn xảy ra hiện tượng bó cứng phanh khi phanh gấp hoặc trong đường trơn trượt.
Anh Phạm Minh Tuấn (quận Tân Phú, TP.HCM) vừa gặp tai nạn với chiếc Air Blade 125 đời 2020. Khi bị phương tiện cắt ngang đầu xe, anh Tuấn đã phanh gấp bánh trước và chiếc Air Blade bị trượt trên đường. Anh Tuấn cho biết trước đây anh không quan tâm lắm đến phanh ABS vì nghĩ rằng xe chạy phố là chính, không cần đến trang bị an toàn này. Sau vụ việc đáng tiếc này, anh Tuấn nghĩ rằng chạy xe sẽ an toàn hơn khi có phanh ABS.
Chiếc Honda Air Blade 125 đời 2020 của anh Tuấn không có phanh ABS. |
Xuất hiện lần đầu trên một mẫu xe 2 bánh vào năm 1988, phanh ABS dần trở nên phổ biến đối với môtô phân khối lớn. Đối với xe dưới 175 cc tại Việt Nam, phanh ABS chỉ mới xuất hiện từ năm 2016. Kể từ đó, phần lớn mẫu tay ga có giá trên 40 triệu đồng được trang bị phanh ABS.
Với hệ thống phanh ABS, người lái có thể bóp cứng phanh nhưng bánh xe không bị khóa cứng và không xảy ra hiện tượng trượt bánh. Theo nghiên cứu của Đại học Monash (Australia), phanh ABS giúp giảm 31% tỷ lệ tử vong trong các vụ tai nạn xe máy.
Do cấu tạo phức tạp của phanh ABS, các mẫu xe được trang bị phanh này thường có giá cao hơn phanh thường 3-8 triệu đồng. Mức chênh giá khá lớn này là rào cản khiến nhiều người chưa thật sự mặn mà với các mẫu xe có phanh ABS. Tuy nhiên, phanh ABS là trang bị an toàn cần thiết, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp mà người điều khiển dễ bị bất ngờ và có phản xạ phanh gấp.
Dù vậy, người điều khiển xe máy không nên quá phụ thuộc vào phanh ABS. Người dùng cần tự trang bị cho mình những kỹ năng lái xe cơ bản để có thể làm chủ phương tiện trong những tình huống nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Microsoft thúc đẩy người dùng Windows 10 mua máy tính mới
An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia
Bước tiến quan trọng thúc đẩy kết nối công nghệ Úc với doanh nghiệp Đà Nẵng
Chuỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới thường niên SaaS Day 2024