Phát hiện quả trứng lớn nhất thế giới, nghi là của 'quái vật biển' khổng lồ sống tại Nam Cực cách đây 66 triệu năm
Khai quật mộ cổ Trung Quốc: Tử thi đột ngột 'biến dạng' khiến các nhà khảo cổ khiếp sợ - Chuyện gì vậy? / Bí mật trong cỗ quan tài thứ 3: Cạy nắp thành công, đội khảo cổ bất ngờ khi nhìn bên trong
Theo Reuters, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy một hóa thạch 66 triệu năm tuổi tại Nam Cực, được xác định là trứng của một loài bò sát biển khổng lồ sống cùng thời với khủng long.
Được tìm thấy trên bờ biển đảo Seymour ở Nam Cực vào năm 2011, nhưng chỉ đến hiện tại, các nhà khoa học mới xác định được rằng vật thể này là một quả trứng với đường kính 30cm. Được biết, nhóm nghiên cứu của Đại học Teaxas đã sử dụng kính hiển vi điện tử và các thiết bị quang phổ và nhiễu xạ tia X để đi đến kết luận rằng đây là một quả trứng có vỏ mềm, tương tự như của các loài rắn và thằn lằn ngày nay.
'Đây là quả trứng hoá thạch đầu tiên được tìm thấy ở châu Nam Cực, đồng thời cũng là quả trứng vỏ mềm lớn nhất từng được phát hiện từ trước đến nay', ông Lucas Legendre, chuyên gia ngành cổ sinh vật học của Đại học Texas, đồng thời cũng là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
'Nó trông khá giống một quả bóng bầu dục đã bị xịt hơi, với hình dáng thon dài, co lại với nhiều nếp nhăn trên bề mặt. Một bề mặt bị phẳng trên quả trứng cho thấy đây là phần tiếp xúc trực tiếp với đáy biển. Vỏ của quả trứng rất mỏng và có độ khoáng hoá kém, tương tự như trứng thằn lằn và rắn', ông Legendre cho biết thêm.
Do không có phôi thai bên trong, các nhà khoa học hiện chưa thể xác định chính xác loài bò sát nào đã đẻ ra quả trứng này. Theo giả thiết của nhóm nghiên cứu, quả trứng này có thể thuộc về một loài bò sát cổ đại hiện chưa được phát hiện, được đặt tên là Antarcticoolithus bradyim. Môi trường sống chủ yếu của chúng là ở dưới nước, với kích thước lớn tương tự như loài bò sát biển sống cùng thời như Mosasaur và Plesiosaur.
Vào thời điểm cách đây hàng chục triệu năm, đảo Seymour không có băng bao phủ như hiện tại. Nhiệt độ tại khu vực vào thời điểm đó cũng ấm áp hơn nhiều, với những cánh rừng nguyên sinh bao phủ phần lớn diện tích đất liền. Đây là môi trường thuận lợi cho các loài bò sát sinh trưởng.
Dựa theo kích thước của quả trứng hóa thạch, nhóm nghiên cứu ước tính Antarcticoolithus bradyi có chiều dài cơ thể lên tới 6m. Khác với trứng của chim, cá sấu và nhiều loài khủng long, vốn có vỏ trứng cứng, trứng của Antarcticoolithus bradyi có nhiều nét tương đồng với thằn lằn và rắn, với lớp vỏ mềm.
Giống khủng long, bò sát biển Antarcticoolithus bradyi có thể đã tuyệt chủng vào 66 triệu năm trước, sau khi một thiên thạch khổng lồ lao vào Trái Đất, khiến ¾ sinh vật sống bị xóa sổ hoàn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công nghệ số: Động lực then chốt thúc đẩy kinh tế xanh
Chân dung Nhà khoa học Việt đầu tiên được trao Giải thưởng TechWomen 100
Khốc liệt cuộc đua trên thị trường internet vệ tinh: Công ty Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ, cạnh tranh với SpaceX của Elon Musk
Hàng loạt tính năng mới được Meta trang bị cho Messenger: Gọi video chất lượng HD, sử dụng AI để tạo phông nền
Các nhà khoa học đề xuất cách đo thời gian mới