Phát hiện"thây ma vũ trụ" xanh, nhờn dính và sinh ra từ cõi chết
iPhone, AirPods ngày càng đắt, chúng ta đang phải trả tiền cho thứ gì? / Vì sao iPhone 12 và iPhone 12 Mini ít được chuộng tại Việt Nam?
Theo bài công bố trên Astronomy & Astrophysics, nghiên cứu về ngôi sao phát sáng màu xanh lá cây kỳ lạ mang tên J005311 477 đã cho thấy nó là một thây ma thực sự. Ngôi sao được sinh ra bởi 2 sao lùn trắng đã phân hủy quỹ đạo.
Chân dung ngôi sao "thây ma" đáng sợ - Ảnh: ESA/XMM-Newton/Đại học Postdam
Sao lùn trắng về bản chất đã là một dạng thây ma: nó là phần còn lại của một ngôi sao đã hết năng lượng, sau một thời gian phình to thành sao khổng lồ đỏ thì co cụm lại thành vật thể nhỏ cỡ Trái Đất, trắng sáng và mang năng lượng khổng lồ.
Trích dẫn nghiên cứu, Science Alert lý giải: thông thường sau một thời gian, chúng "chết" lần 2 bằng cách phát nổ thành một siêu tân tinh, sụp đổ tiếp thành sao neutron nhỏ hơn và mạnh hơn. Lần chết thứ 3 có thể biến nó thành 1 lỗ đen.
Tuy nhiên, trong trường hợp của "thây ma vũ trụ" này, 2 sao lùn trắng đã không may bị phân hủy quỹ đạo, bay lạc hướng để rồi lao thẳng vào nhau. Cái chết siêu năng lượng này đã hợp thành một vật thể rất sáng, có tính chất không ổn định, như một khối cầu méo mó, nhớt, nhờn dính như làn da của các thây ma trong phim ảnh.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Lidia M. Oskinova từ Viện Vật lý và thiên văn, Đại học Postdam (Đức), phát hiện này đến từ một nguồn tia X không ổn định mà họ đã nắm bắt được năm 2019. Kết quả cho thấy nó rất giống tín hiệu của một sao lùn trắng, nhưng lại sáng hơn một cách bất thường. Sử dụng kính thiên văn tia X tối tân mang tên XMM-Newton để chụp ảnh vật thể, họ đã phát hiện ra vật thể gây sốc nói trên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo