Khoa học - Công nghệ

Sốc: Động vật cũng "phê pha" vì các loại rượu trong tự nhiên

DNVN - Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không chỉ riêng con người mà động vật hoang dã cũng “chếnh choáng” vì rượu có sẵn trong tự nhiên, xuất phát từ hoa quả và mật hoa lên men. Rượu hiện diện trong hầu hết các hệ sinh thái trên Trái Đất, khiến cho nhiều loài động vật ăn trái cây ngọt và mật hoa thường xuyên tiêu thụ chất gây say này.

Nơi ươm mầm cho những ý tưởng đột phá / Đà Nẵng: Đổi mới sáng tạo cần tập trung cho du lịch cao cấp, kinh tế biển

Một con ruồi giấm. Ảnh: Alamy

Nhiều loài đã tiến hóa để có khả năng chịu đựng rượu, trong khi một số loài khác lại phát triển cách tự bảo vệ bằng việc tiêu thụ rượu. Ví dụ, ruồi giấm thường đẻ trứng trong thực phẩm chứa nhiều ethanol, giúp bảo vệ chúng khỏi ký sinh trùng. Ngược lại, có những loài dường như không thể xử lý tác động của rượu trong tự nhiên.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng các tài liệu về động vật và rượu, nhóm khoa học tại Đại học Exeter (Anh) đã xác định một "nhóm đa dạng" các loài đã tiêu thụ và thích nghi với ethanol từ hoa quả và mật hoa lên men.

Ethanol đã phổ biến trên Trái Đất từ khoảng 100 triệu năm trước, khi thực vật có hoa bắt đầu sản xuất trái cây ngọt và nấm men tạo ra mật hoa lên men. Nồng độ cồn trong tự nhiên thường thấp, chỉ khoảng 1% đến 2% cồn theo thể tích, nhưng trong quả cọ chín nẫu, nồng độ có thể lên đến 10%.

 

Một nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng hình ảnh về tinh tinh hoang dã ở Đông Nam Guinea say sưa uống nhựa cây cọ raffia. Trong khi đó, những con khỉ nhện trên đảo Barro Colorado, Panama lại thích quả mombin vàng chứa từ 1% đến 2,5% cồn.

Câu hỏi về việc liệu động vật tiêu thụ rượu trong tự nhiên có gây say xỉn hay không là một vấn đề khác. Có nhiều câu chuyện về động vật say xỉn, từ voi và khỉ đầu chó say quả marula ở Botswana, đến một con nai sừng tấm bị mắc kẹt đầu trong cây ở Thụy Điển sau khi ăn táo lên men... Tuy nhiên, những trường hợp này chưa được đo nồng độ cồn.

Những động vật thường xuyên ăn thực phẩm lên men có xu hướng chuyển hóa rượu nhanh chóng, do đó tránh được những tác động tiêu cực nhất. Tuy nhiên, những loài không thường xuyên tiêu thụ ethanol có thể phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

 

Việc xét nghiệm những con chim Bombycilla cedrorum chết do va chạm với hàng rào và các công trình khác cho thấy chúng đã bay dưới ảnh hưởng của rượu sau khi tiêu thụ quả chín nẫu từ cây tiêu Brazil.

Đầu tháng này, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) phát hiện rằng ong bắp cày phương Đông có thể là loài động vật duy nhất có khả năng tiêu thụ lượng rượu không giới hạn mà không gặp phải ảnh hưởng xấu đến hành vi hoặc gây tử vong.

Cao Thông (t/h)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm