Test nhanh COVID -19 không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Tác động kinh tế của COVID-19 còn lớn hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính toàn cầu / Giá test nhanh COVID-19 ở Đức bao nhiêu?
14 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị đưa test nhanh COVID-19 vào danh mục sản phẩm bình ổn giá.
Bộ Tài chính vừa cho biết: Quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật Giá năm 2012; Khoản 1 Điều 3, Nghị định số 177/2013/NĐ ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá, thì “Sản phẩm test nhanh COVID -19” không thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá và văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo đó, khoản 1, Điều 15 Luật Giá năm 2012 quy định:
“1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.”
Khoản 3 Điều 15 Luật Giá năm 2012 quy định: “3. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định”;
Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 177/2013/NĐ ngày 14/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá quy định: “4. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Giá, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Bộ), Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh), Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.”
Bộ Tài chính ghi nhận đề xuất của Hiệp hội các doanh nghiệp, tuy nhiên theo quy định tại Luật Giá nêu trên, đề nghị Bộ Y tế (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực) nghiên cứu đánh giá làm rõ sự cần thiết, trong đó đánh giá kỹ về yêu cầu quản lý, những tác động của mặt hàng này đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố thị trường và cơ chế tổ chức thực hiện sau khi Bộ Y tế quản lý giá theo danh mục bình ổn giá để có văn bản đề xuất danh mục mặt hàng, đối tượng, biện pháp …bình ổn giá theo quy định pháp luật về bình ổn giá tại Luật Giá, pháp luật chuyên ngành về y tế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Bộ Y tế trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định theo thẩm quyền.
Bộ Tài chính cho biết, hiện Bộ đang đánh giá tổng thể để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giá năm 2012, theo đó sẽ phối hợp với Bộ Y tế cũng như các Bộ, ngành có liên quan đánh giá, đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật giá năm 2012 trong đó rà soát bổ sung các mặt hàng nhà nước quản lý theo trình tự, thủ tục quy định, phù hợp yêu cầu quản lý và thực tiễn phát sinh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo