Thủ thuật giảm tiêu tốn RAM trên điện thoại dùng hệ điều hành Android
Cận cảnh smartphone 5G rẻ nhất thế giới / Google Pixel 4a ra mắt: Chip S730, RAM 6 GB, giá hơn 8 triệu, cạnh tranh với iPhone SE 2020
Khi chọn mua điện thoại bộ nhớ RAM là một trong số những tiêu chí quan trọng được người dùng quan tâm, nhất là đối với điện thoại dùng hệ điều hành Android.
Thực tế, RAM là thuật ngữ khá quen thuộc. RAM hay còn được gọi với tên khác là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên là một trong những linh kiện có mặt trên hầu hết các loại thiết bị điện tử ngày nay. RAM có ưu điểm là cho tốc độ đọc ghi dữ liệu nhanh, trong quá trình chạy RAM sẽ đóng vai trò như là bộ nhớ thứ cấp dùng để lưu trữ các dữ liệu hiện hành, vậy nên nếu nói RAM sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của điện thoại là hoàn toàn hợp lý.
Vậy RAM ảnh hưởng gì tới điện thoại? Theo các chuyên gia công nghệ của Điện Máy Xanh, 2 RAM là một trong những yếu tố giúp cho chiếc điện thoại chạy nhanh hơn, nâng cao khả năng chạy đa nhiệm. Nhờ dung lượng RAM cao nên người dùng hoàn toàn có thể chạy nhiều chương trình một lúc mà không sợ tràn bộ nhớ RAM.
Nhưng một khi RAM máy điện thoại luôn báo đầy sẽ dẫn đến tình trạng chậm, lag gây khó chịu cho người dùng. Để khắc phục tình trạng này, theo các chuyên gia công nghệ không có gì khó nếu người dùng làm theo một vài tiêu chuẩn hướng dẫn dưới đây:
Tắt các ứng dụng chạy ngầm
Một số ứng dụng khi người dùng tải về máy có thể nó vẫn chạy mặc dù đã thoát ra. Điều này là nguyên nhân chủ yếu của việc làm tốc độ xử lí trở nên chậm hơn. Để khắc phục điều đó, hãy thực hiện bằng cách vào Cài đặt -> chọn Giới thiệu về điện thoại -> nhấn khoảng 5 lần vào dòng Số phiên bản cho đến khi hệ thống báo đã là nhà phát triển cho thiết bị.
Tiếp đến hãy quay lại Cài đặt -> Tùy chọn nhà phát triển -> Các dịch vụ đang hoạt động rồi cuối cùng nhấn vào ứng dụng muốn tắt và nhấn Dừng.
>> Xem thêm: Ảnh chi tiết smartphone 5G, RAM 8 GB, pin 4.000 mAh, giá hấp dẫn
Vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật
Trong quá trình kết nối mạng wifi đột nhiên thấy có rất nhiều ứng dụng đang tải về máy đó chính là cơ chế tự động cập nhật ứng dụng khi có phiên bản mới của Google Play. Tuy nhiên ứng dụng càng cập nhật tính năng thì sẽ càng nặng, do vậy nếu máy điện thoại không quá dư giả RAM thì nên từ bỏ bằng cách mở ứng dụng Google Play sau đó nhấn vào nút menu góc trái trên của màn hình điện thoại. Chọn mục Cài đặt -> Tự động cập nhật ứng dụng. Chọn Không tự động cập nhật ứng dụng.
>> Xem thêm: Smartphone chip S730, RAM 6 GB, giá hơn 8 triệu
Dùng phiên bản rút gọn của ứng dụng (Lite)
Một số ứng dụng như Facebook, Messenger, Youtube có dung lượng rất nặng và khi hoạt động thì lấy đi rất nhiều tài nguyên của RAM, vì vậy việc dùng bản thu gọn là một trong những cách giúp hạn chế sự tiêu tốn RAM trên thiết bị.
>> Xem thêm: Oppo giới thiệu smartphone chip S765G, RAM 8 GB, pin 4.025 mAh, giá gần 7 triệu
Xóa những ứng dụng không cần thiết
Sau khi đã tạo ra bản sao thu gọn của các ứng dụng trong máy thì đồng thời cũng nên xóa ứng dụng gốc để tiết kiệm bộ nhớ. Các ứng dụng như Facebook, Messenger ... hầu hết đều chạy ngầm và âm thầm tốn RAM điện thoại. Do đó nên tắt những ứng dụng không cần thiết bằng cách vào Cài Đặt -> Quản lí ứng dụng. Chọn vào ứng dụng cần xóa và nhấn Tắt hoặc Gỡ cài đặt theo từng ứng dụng.
>> Xem thêm: Cận cảnh Nokia C3 vừa ra mắt với giá hơn 2 triệu
Hạn chế sử dụng Widget và hình nền động
Sử dụng Widget cũng như các loại hình nền động cũng là một trong những nguyên nhân gây tiêu tốn RAM vì đây là nhưng thành phần bắt buộc chạy ngầm liên tục. Để khắc phục các điều đó cần hạn chế sử dụng các Widget chỉ để cho đẹp mắt mà thay vào đó là các Widget cần thiết. Bên cạnh đó nên thay các ảnh động này bằng các ảnh tĩnh phẳng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới
Chủ tịch FPT: Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi trong lĩnh vực khoa học công nghệ
Đầu tư công nghệ cao để Việt Nam 'cất cánh'
Nghị quyết 57 tạo cú hích cho đầu tư nghiên cứu và phát triển