Trẻ sơ sinh khóc theo ngôn ngữ bố mẹ
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh luôn luôn mang những sắc thái ngôn ngữ đặc trưng của bố mẹ chúng.
'Sóng nhiệt kỷ lục ở vùng cực là tiếng khóc cảnh báo' / Giải mã bí ẩn của haemolacria: 'Chứng bệnh' khiến những cô gái Ấn Độ khóc ra máu
Đó là kết luận của một nhóm các nhà khoa học Pháp và Đức cùng hợp tác trong đề tài nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ của trẻ sơ sinh. Khi nghiên cứu, họ phát hiện những yếu tố ngôn ngữ của trẻ hình thành từ khi chúng còn nằm trong bụng mẹ.
Nhóm nghiên cứu đã ghi âm và phân tích tiếng khóc của 60 đứa trẻ sơ sinh từ 3 đến 5 ngày tuổi. Trong số những đứa trẻ này, 30 cháu sinh trong các gia đình nói tiếng Đức và 30 cháu trong gia đình nói tiếng Pháp.
Thật lạ lùng và bất ngờ là nếu nhìn vào những đặc điểm trên nét mặt hoặc so sánh tất cả các chỉ số sinh học của cơ thể thì người ta không thể phân biệt chúng thuộc dân tộc nào (nói chính xác hơn là bố mẹ chúng nói tiếng nước nào), nhưng chỉ cần ghi âm lại tiếng “oe oe” của chúng và phân tích (thậm chí có thể chỉ nghe thôi), thì các nhà khoa học biết ngay chúng được sinh ra do các ông bố bà mẹ hàng ngày nói với nhau bằng ngôn ngữ gì.
Phải chăng khi nằm trong bụng, chúng đã “nghe được” giọng nói, cách nói của bố mẹ và ghi nhận khi phát triển bộ máy phát âm của chúng.
Các nhà khoa học cho biết, tiếng khóc của các cháu bé có bố mẹ người Pháp, âm điệu cứ cao lên dần ở cuối tiếng khóc. Trong khi đó, các cháu có bố mẹ người Đức thì ngược lại, âm điệu lại hạ dần. Họ đã thử nhiều lần và thấy chẳng bao giờ nhầm lẫn.
Tiếng khóc của trẻ mang theo sắc thái ngôn ngữ của bố mẹ chúng. Ảnh minh họa. |
Nhóm nghiên cứu đã ghi âm và phân tích tiếng khóc của 60 đứa trẻ sơ sinh từ 3 đến 5 ngày tuổi. Trong số những đứa trẻ này, 30 cháu sinh trong các gia đình nói tiếng Đức và 30 cháu trong gia đình nói tiếng Pháp.
Thật lạ lùng và bất ngờ là nếu nhìn vào những đặc điểm trên nét mặt hoặc so sánh tất cả các chỉ số sinh học của cơ thể thì người ta không thể phân biệt chúng thuộc dân tộc nào (nói chính xác hơn là bố mẹ chúng nói tiếng nước nào), nhưng chỉ cần ghi âm lại tiếng “oe oe” của chúng và phân tích (thậm chí có thể chỉ nghe thôi), thì các nhà khoa học biết ngay chúng được sinh ra do các ông bố bà mẹ hàng ngày nói với nhau bằng ngôn ngữ gì.
Phải chăng khi nằm trong bụng, chúng đã “nghe được” giọng nói, cách nói của bố mẹ và ghi nhận khi phát triển bộ máy phát âm của chúng.
Các nhà khoa học cho biết, tiếng khóc của các cháu bé có bố mẹ người Pháp, âm điệu cứ cao lên dần ở cuối tiếng khóc. Trong khi đó, các cháu có bố mẹ người Đức thì ngược lại, âm điệu lại hạ dần. Họ đã thử nhiều lần và thấy chẳng bao giờ nhầm lẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vì sao kim loại chiến lược Antimon có thể thay đổi cục diện địa chính trị thế giới?
Tìm kiếm tài năng, thúc đẩy sáng tạo từ doanh nghiệp khởi nghiệp
Phát hiện mới củng cố giả thuyết về sự sống trên Sao Hỏa
Biến rong biển thành nhiên liệu xe hơi, hóa giải nguy cơ khủng hoảng môi trường
Công nghệ tác động thế nào đến ngành logistics?
Nvidia tạo dấu ấn mới trên đường đua trí tuệ nhân tạo
Cột tin quảng cáo