Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam dự kiến phóng lên vũ trụ vào cuối năm 2024
Tiềm năng mở rộng của ngành công nghiệp sáng tạo / Việt Nam dự kiến triển khai dự án xây dựng trung tâm nghiên cứu KHCN hạt nhân
Vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam - LOTUSat-1 đã hoàn thành công tác thiết kế, chế tạo, dự kiến có thể phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2025. Đến nay, Viện Hàn lâm đã hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án từ nguồn vốn đối ứng; đồng thời đang xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ"...
PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam cho biết, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam nằm trong "Chiến lược Phát triển và Ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030".
Làm rõ thêm về dự án này, TS. Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, dự án Trung tâm vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc được đầu tư đồng bộ thành 3 phần: Hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị; tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực.
Các hạng mục xây dựng các tòa nhà của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam về cơ bản đã hoàn thành, phần lớn các tòa nhà đã bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam từ 7/2024, phần còn lại dự kiến 12/2024.
Đối với hạng mục phổ biến kiến thức về khoa học và công nghệ vũ trụ bao gồm: Trưng bày bảo tàng, nhà chiếu hình vũ trụ, kính thiên văn dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2024 và từng bước đưa vào sử dụng.
TS. Lê Xuân Huy cũng thông tin về vệ tinh LOTUSat-1 nằm trong Dự án này. Đây là vệ tinh quan sát Trái Đất với khả năng chụp ảnh độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết bằng công nghệ cảm biến radar khẩu độ tổng hợp (SAR). Dữ liệu ảnh của vệ tinh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn ảnh, cung cấp thông tin chính xác, nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường.
Vệ tinh LOTUSat-1 đã hoàn thành chế tạo vệ tinh hiện đang chờ lịch phóng vệ tinh được dự kiến vào tháng 2/2025.
Theo kế hoạch này, dự kiến vệ tinh LOTUSat-1 sẽ được bàn giao cho Trung tâm Vũ trụ Việt Nam vào tháng 6/2025 sau 3 tháng thử nghiệm trên quỹ đạo.
Trong dự án vệ tinh LOTUSat-1, có hạng mục quan trọng là các thiết bị mặt đất bao gồm trạm mặt đất (ăng ten 9,3 m), trung tâm vận hành điều khiển vệ tinh, trung tâm ứng dụng dữ liệu vệ tinh. Các thiết bị này đã tiến hành lắp đặt hệ thống mặt đất tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam tại Hòa Lạc từ tháng 5/2024, dự kiến tháng 9/2024 sẽ bàn giao hệ thống này.
Cũng theo TS. Lê Xuân Huy, dự kiến đến tháng 12/2025, trung tâm nghiên cứu, phát triển, lắp ráp, tích hợp, thử nghiệm và vận hành các vệ tinh nhỏ dưới 180 kg "Made in Vietnam" sẽ hoàn thành. Đây là cơ sở để Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cũng như Viện Hàn lâm thực hiện Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ".
Nâng cao chất lượng các công bố đạt chuẩn quốc tế
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng các công bố đạt chuẩn quốc tế, các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tăng cường công tác ươm tạo công nghệ, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; xây dựng và triển khai chương trình thu hút nhà khoa học và cán bộ trẻ trình độ cao.
Đồng thời, triển khai thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35-CT/TW 14/6/2024 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024 của đơn vị, được Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm chia sẻ.
Theo đó, trong 6 tháng cuối năm 2024, Viện Hàn lâm tiếp tục triển khai nhiệm vụ, chương trình được giao, tập trung vào các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030; Chương trình Vật lý, Chương trình Toán học và Chương trình phát triển khoa học cơ bản trong các lĩnh vực: Hóa học, Khoa học sự sống, Khoa học trái đất và Khoa học biển giai đoạn 2017 - 2025; Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo; Chiến lược quốc gia về công nghệ vũ trụ...
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Tuấn Anh cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, Viện Hàn lâm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ như: Hoàn thành trên 90% khối lượng các công việc cần thực hiện của Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trong "Chiến lược Phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vũ trụ đến năm 2030" từ nguồn vốn đối ứng; tiếp tục xây dựng Đề án "Tăng cường năng lực quốc gia về quan sát Trái đất dựa trên hệ thống vệ tinh nhỏ"; thực hiện quy trình thành lập Tạp chí Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Việt Nam...
Bên cạnh đó, Viện đã vận hành ổn định Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần và các mạng trạm quan trắc, góp phần tích cực trong công tác cảnh báo, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai; tiếp tục chỉ đạo Trung tâm giám định ADN xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin ứng dụng "Hệ thống giải trình tự thế hệ mới" bàn giao kết quả cho Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hai Trung tâm quốc tế về Toán học và Vật lý (được UNESCO công nhận và bảo trợ) hoạt động hiệu quả, góp phần khẳng định sự hội nhập của Việt Nam trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Căn cứ Chiến lược Phát triển Viện Hàn lâm đến năm 2030 tầm nhìn 2045, nhằm đẩy mạnh phát triển công nghệ cao, công nghệ trọng điểm, Viện Hàn lâm đã ban hành các quy định quản lý các đề án khoa học công nghệ trọng điểm, các đề tài nghiên cứu cơ bản chất lượng cao cấp cấp Viện; tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương với các đối tác quốc tế...
LOTUSat- 1 có trọng lượng 600 kg, là vệ tinh công nghệ radar mới nhất với nhiều ưu điểm như phát hiện các vật thể kích thước từ 1 m trên mặt đất, khả năng quan sát cả ngày lẫn đêm. Vệ tinh LOTUSat-1 sẽ chụp ảnh và cung cấp các thông tin chính xác để ứng phó giảm thiểu tác động của thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên và giám sát môi trường. Khác với các vệ tinh quang học, vệ tinh radar có thể chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt khi thời tiết có mây, sương mù, điều kiện thiếu ánh sáng. Dữ liệu cung cấp từ vệ tinh radar này sẽ đóng góp quan trọng cho Việt Nam, trong điều kiện môi trường khí hậu có nhiều mây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng Bí thư: Chú trọng gỡ rào cản thể chế để khoa học công nghệ bứt phá
Khoa học công nghệ đóng góp công lớn vào giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
5 tiểu hành tinh nguy hiểm nhất hệ mặt trời, có nguy cơ va chạm vào Trái Đất
Thành lập Liên minh ứng phó sự cố an ninh mạng Quốc gia
Việt Nam - Czech thúc đẩy hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo