Vết tích cho thấy người cổ đại biết xẻ thịt voi từ nửa triệu năm trước
Con người từng ngủ đông để tránh thời tiết khắc nghiệt? / Khám phá công nghệ chiếu sáng BladeScan của Lexus
Theo tin khoa học mới nhất trên tờ Live Science, những công cụ bằng đá có niên đại nửa triệu năm tuổi đã được khai quật ở Israel, chúng có vết tích loại chất béo của voi bám vào. Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện mới cho thấy con đã từng sử dụng các công cụ để xẻ thịt những động vật cỡ lớn.
Các nhà nhân chủng học từng nghi ngờ rằng người tiền sử đã sử dụng các loại công cụ nào đó nhằm hạ gục một động vật để lấy bắp thịt, mỡ và tủy của chúng, nhưng Ran Barkai - một giáo sư khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv ở Israel cho biết: "không có khẩu súng đạn nào được tìm thấy, do vậy những người cổ đại đã sử dụng các công cụ bằng đá để săn bắt mổ xẻ động vật”.
người cổ đại được cho là đã từng xẻ thịt voi tử nửa triệu năm trướcBằng chứng khảo cổ cho thấy, khoảng từ 1,8 triệu đến 1,5 triệu năm trước đây, con người đã trải qua hai thời kỳ phát triển não bộ mạnh mẽ. Đầu tiên, bộ não của người cổ Homo erectus có kích thước lớn hơn nhiều so với những người cổ đại trước. Ngay sau đó, những họ người hominins cổ đã ngừng sử dụng phương pháp chế tạo công cụ bằng cách mài đá chỉ có một cạnh sử dụng được. Dần dần, họ bắt đầu sử dụng một phương pháp chế tạo công cụ phức tạp hơn gọi là công nghệ Acheulean, trong đó công cụ sẽ có 2 mặt sắc hoặc tạo thành đầu mũi nhọn.
Nhiều nhà khoa học nhận định rằng hai giai đoạn phát triển này có sựu liên kết với nhau; khi não bộ của con người có nhu cầu được cung cấp nhiều calo hơn , thì đồng thời sẽ thúc đẩy con người săn bắt hoặc thu lượm xác động vật, sau đó mổ thịt chúng để có lấy thịt và chất béo. Từ đó đòi hỏi công nghệ chế tạo công cụ phải hiện đại hơn.
Vết tích người cổ đại săn bắt bằng công cụ bằng đá tìm thấy ở IsraelNhững người cổ đại đã sử dụng công nghệ Acheulean tạo ra các công cụ săn bắt có cung một kích thước và hình dạng, chúng có niên đại hơn một triệu năm, chúng được tìm thấy trên khắp thế giới. Ngoài ra các nhà khảo cổ cũng thường thấy xương động vật, như voi ma mút và xương voi tại các địa điểm đồ đá cũ ở Levant phía tây nam châu Á, có đặc điểm đã bị cắt xẻ để lấy tủy. Tại cùng một địa điểm, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra ba chiếc rìu cắm gần xác một con voi ngà bị cắt xẻ “gọn gàng”.
Nhóm nghiên cứu cũng đã phân tích độ mài mòn trên bề mặt của các công cụ, và còn tạo ra bản sao khác, để xác định xem người cổ đại làm thế nào để sử dụng những công cụ này. Dựa trên những nghiên cứu, nhóm khảo cổ đã xác định rằng chiếc rìu tay là một công cụ đa năng tuyệt vời để cắt sẻ xương, gân động vật cỡ lớn. Các vật dụng để cạo có lưỡi mỏng hơn để tiện cho việc tách lông, chất béo và cơ bắp động vật. Phát hiện mới chỉ ra rằng sự phát triển công cụ là một yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành thói quen ăn thịt của con người.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mở rộng mạng 5G Private Network sang châu Mỹ
Nguyên tố hóa học có thể giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin từ Trung Quốc
Tạo môi trường thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong số 10 nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Einstein chỉ có thể đứng thứ ba được công nhận là người toàn diện