Việt Nam hợp tác Hoa Kỳ khởi động chương trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) giúp tháo gỡ những vướng mắc về thể chế / Mỹ, Anh, EU ký Công ước khung về AI
Tại Hà Nội, đã diễn ra hội thảo Phát triển nguồn nhân lực bán dẫn và chính sách công do do Đại học bang Arizona (ASU) phối hợp tổ chức cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (MPI), Trung tâm Đổi mới Quốc gia (NIC), Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, để xác định điểm mạnh và thách thức của Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn và xây dựng các kế hoạch hành động để nâng cao năng lực của mình.
Phát biểu tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, lễ công bố này là hoạt động thiết thực và ý nghĩa nhân kỷ niệm một năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây cũng là một dấu mốc quan trọng trong lộ trình triển khai đề án “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050” mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ.
"Bên cạnh những hoạt động hợp tác về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất đưa đổi mới sáng tạo và công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn, trở thành trụ cột quan trọng trong mối quan hệ hợp tác hai nước", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.
Lễ công bố không chỉ đánh dấu sự bắt đầu chương trình đào tạo mới với tiêu chuẩn quốc tế về đóng gói, kiểm thử vi mạch dành cho đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường đại học tại Việt Nam, mà còn là bước tiến quan trọng trên hành trình từng bước làm chủ công nghệ của người Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn - một giải pháp quan trọng để phát huy khâu đột phá về giá trị con người Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Trân trọng cảm ơn Chính phủ Hoa Kỳ và tất cả các đối tác đã và đang đóng góp cho sự thành công của sáng kiến này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng kêu gọi sự đồng hành của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học của Hoa Kỳ và Việt Nam: "Hãy nắm lấy cơ hội này với quyết tâm cao. Chúng ta cùng chung tay tạo dựng môi trường thuận lợi cho đổi mới sáng tạo, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn, nơi những ý tưởng táo bạo được nuôi dưỡng và hiện thực hóa những chủ trương của Việt Nam trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Sự hiện diện và tham gia đầy đủ của các chủ thể trong hệ sinh thái trong chương trình hôm nay đã cho thấy rõ rằng: "Muốn đi nhanh thì hãy đi một mình, muốn tiến xa thì phải đi cùng nhau".
Tại sự kiện, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình trong việc kết nối các tổ chức của Hoa Kỳ và Việt Nam, ông cho biết: "Hoa Kỳ tự hào đầu tư vào tương lai của Việt Nam thông qua các chương trình phát triển lực lượng lao động tạo ra mối quan hệ đối tác lâu dài. Cùng nhau, chúng ta đang xây dựng mối quan hệ giữa các tổ chức sẽ định hình ngành công nghiệp bán dẫn trong nhiều năm tới".
Được thành lập theo Đạo luật CHIPS của Hoa Kỳ năm 2022, Quỹ ITSI được thiết kế để tăng cường năng lực bán dẫn và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng bán dẫn trên toàn thế giới.
Việt Nam là một trong 8 quốc gia chiến lược được lựa chọn cho sáng kiến này, cùng với Costa Rica, Mexico, Panama, Indonesia, Philippines, Kenya và Ấn Độ. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao cho Đại học Bang Arizona 13,8 triệu USD để thúc đẩy phát triển nhân tài và xây dựng các khuyến nghị về chính sách công ở các quốc gia này.
“Sự hợp tác này mở ra những cơ hội to lớn cho sinh viên và chuyên gia Việt Nam để có được các kỹ năng tiên tiến trong công nghệ bán dẫn. ASU rất vinh dự được hỗ trợ hành trình của Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành một nhân tố chủ chốt trong ngành công nghiệp mang lại nhiều thay đổi này” - ông Jeffrey Goss, nhà nghiên cứu chính của Chương trình ITSI tại ASU khẳng định.
Một số hình ảnh tại sự kiện:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mở rộng mạng 5G Private Network sang châu Mỹ
Nguyên tố hóa học có thể giúp Mỹ thoát khỏi sự phụ thuộc vào pin từ Trung Quốc
Tạo môi trường thông thoáng nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong số 10 nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới, Einstein chỉ có thể đứng thứ ba được công nhận là người toàn diện