Xe nhập về về Việt Nam nhiều nhưng giá vẫn cao
Không thể rời mắt trước hình ảnh mỹ nhân và xe hơi / Hyundai Tucson 2021 lộ diện với thiết kế ‘chất như nước cất’
Phân khúc bán tải, SUV... tại thị trường ôtô Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào các thị trường sản xuất trong khu vực ASEAN. Ảnh Việt Hưng
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2019 vừa qua, đã có thêm 9.412 ôtô nguyên chiếc làm thủ tục nhập khẩu với trị giá gần 209 triệu USD. Tuy các con số này thấp hơn so với tháng 7/2019 khoảng 19% cả về lượng và giá trị, nhưng vẫn là mức cao kể từ khi các thương hiệu xe hoàn thiện các thủ tục cần thiết để kinh doanh nhập khẩu ôtô vào Việt Nam.
>> Xem thêm: XE HOT (17/9): Bảng giá xe Toyota tháng 9, giá xe máy tăng mạnh trong tháng 9
Tính tổng từ đầu năm 2019, thị trường ôtô Việt Nam đã nhập khẩu 95.929 xe, trị giá 2,136 tỉ USD, tăng 228,8% về lượng và 209,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
>> Xem thêm: XE HOT (13/9): Yamaha Exciter giảm giá mạnh, chi tiết siêu xe Lamborghini Urus thứ 4 ở VN
Điều đáng nói là cho dù các mẫu xe nhập khẩu các loại vẫn nhập khẩu đều đặn vào Việt Nam nhưng người tiêu dùng chưa thấy thực sự được hưởng lợi về giá xe nhập khẩu miễn thuế từ khu vựcASEAN. Thực tế là cùng một dòng xe, nhưng giá bán tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước sản xuất trong khu vực như Indonesia hay Thái Lan.
>> Xem thêm: XE HOT (7/9): Honda Winner X giảm giá mạnh, Toyota VN công bố giá bán Fortuner TRD 2019
Lấy ví dụ mẫu Mitsubishi Xpander tại Indonesia có giá bán khởi điểm từ 210 - 265 triệu Rupee (tương ứng từ 350 - 440 triệu đồng); cũng với mẫu xe này khi xuất khẩu sang Philippines sẽ có giá từ 885.000 - 995.000 peso (tương đương từ 400 - 450 triệu đồng). Tương tự, mẫu xe giá rẻ Toyota Wigo được bán ra tại nước sản xuất Indonesia có giá bán từ 138 - 157 triệu rupee (tương đương từ 230 - 260 triệu đồng) trong khi cũng mẫu xe này tại thị trường Philippines là từ 557.000 - 696.000 peso (tương đương từ 250 - 310 triệu đồng). (*)
>> Xem thêm: XE HOT (3/9): Honda ra mắt xe máy mới ở VN, Toyota Fortuner giảm giá mạnh
Các hãng lí giải sự khác biệt này là do chi phí quản lí, các loại thuế/phí tại Việt Nam, vận chuyển, đại lý, và... cả lãi của các doanh nghiệp.
Người tiêu dùng đang có một dấu hỏi lớn: Tại sao giá bán xe ở Việt Nam vẫn cao dù cả xe nhập khẩu và xe lắp ráp đều được hưởng các ưu đãi về thuế/phí của Chính phủ so với trước năm 2018? Vậy những ưu đãi này, cuối cùng là dành cho người tiêu dùng hay dành cho các hãng xe tại Việt Nam?
Xe nhập khẩu từ ASEAN được miễn thuế nhập khẩu, còn xe lắp ráp trong nước được ưu đãi thuế 0% với linh kiện nhập khẩu. Ảnh Việt Hưng
Trở lại với thống kê của Tổng cục Hải quan, Thái Lan vẫn là nước xuất khẩu xe nhiều nhất sang Việt Nam trong tháng 8/2019, với 4.266 xe, đạt kim ngạch 94,2 triệu USD. Tiếp theo là Indonesia, với 4.014 xe, trị giá 51,6 triệu USD. Riêng hai thị trường này đã chiếm tới 87,9% số xe làm thủ tục thông quan vào Việt Nam.
Trong khi đó, so với tháng 7/2019, thị trường Nhật Bản đã vượt qua Trung Quốc để chiếm vị trí thứ ba trong danh sách các nước xuất khẩu xe vào Việt Nam trong tháng 8/2019, với 317 xe, trị giá 16,5 triệu USD.
Số lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 8/2019 từ một số thị trường chính:
Cũng trong tháng 8/2019, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy thị trường Việt Nam đã chi hơn 72 triệu USD để nhập khẩu xe máy cùng linh kiện phụ tùng, 73 triệu USD cho các phương tiện vận tải và 348,2 triệu USD để nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ôtô - nâng kim ngạch nhập khẩu ở mảng này lên con số 2,738 tỉ USD kể từ đầu năm 2019.
(*) Indonesia là nước sản xuất xe và Philippines là thị trường tiêu thụ và có cùng hệ thống tay lái bên trái như Việt Nam, không có sự khác biệt về thiết kế sản xuất như các nước Malaysia, Thái Lan...
End of content
Không có tin nào tiếp theo