Pháp luật

Không áp dụng xử bắn với các án tử hình

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc bổ sung hình thức tử hình bằng xử bắn đồng thời với hình thức bằng tiêm thuốc độc là vấn đề hệ trọng, phức tạp liên quan đến thẩm quyền quyết định hình thức tử hình, liên quan đến sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thi hành án hình sự như: Điều 59 về “Hình thức và trình tự thi hành án tử hình”, Điều 60 về “Giải quyết việc xin nhận tử thi, hài cốt của người bị thi hành án tử hình” và khoản 3 Điều 181 về “Hiệu lực thi hành Luật Thi hành án hình sự” đã bãi bỏ hìn

Tiêm thuốc độc là hình thức được áp dụng cho các án tử hình hiện nay.

Ông Nguyễn Văn Hiện - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp làm việc với lãnh đạo Bộ Công an, Viện KSNDTC, TANDTC về vấn đề này.

“Các cơ quan đều thống nhất là không bổ sung hình thức tử hình bằng xử bắn vào nghị quyết này mà phối hợp để đẩy nhanh việc thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định tử hình bằng xử bắn vào nội dung nghị quyết”, ông Hiện cho biết.

Việc xem xét có nên tiếp tục duy trì hình thức thực thi án tử hình bằng xử bắn song song với tiêm thuốc độc hay không xuất phát từ đề nghị của một số ĐBQH tại kỳ họp thứ 6 này, trong đó có Bộ trưởng Bộ Công an và Viện trưởng Viện KSNDTC.

Những đề nghị này xuất phát từ chuyện Quốc hội đã ra Nghị quyết thi hành án tử hình bằng cách tiêm thuốc độc và coi đó là một biện pháp nhân đạo. Hình thức xử tử hình này cũng đã được đưa vào Luật thi hành án hình sự. Tuy nhiên, thực tế triển khai thì tới nay vẫn chưa có thuốc độc để áp dụng thi hành án, trong thời gian này đã xảy ra những vụ việc phạm nhân bị bệnh chết trong tù hoặc tự sát… trong khi số lượng phạm nhân phải thi hành án tử hình ngày càng nhiều lên thì vẫn phải chờ thuốc, gây bức xúc, hoang mang trong dư luận.

ĐBQH Huỳnh Nghĩa – đoàn Đà Nẵng, bày tỏ: “Hiện nay cả nước có 684 người bị kết án tử hình nhưng mới thi hành xong 2 người, có 9 người viết đơn tự nguyên xin thi hành án, nghĩa là xin được chết nhưng chưa giải quyết. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm, vì qua tiếp xúc nhiều cử tri đặt câu hỏi về tính nghiêm minh của Luật thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011 đến nay, nhưng vì sao lại để tình trạng này kéo dài như vậy, trách nhiệm thuộc về ai, tôi đề nghị Quốc hội cần giám sát tối cao vấn đề này”.

Theo ĐB Nghĩa, Nghị quyết 37 yêu cầu khẩn trương tổ chức thi hành án tử hình, nhưng thực tế triển khai quá chậm, vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật cần xử lý không thể kéo dài. Tại kỳ họp này, các đoàn Cần Thơ, Hòa Bình, Hưng Yên và TP Đà Nẵng thảo luận ở tổ để thống nhất kiến nghị với Quốc hội xem xét, ban hành nghị quyết cho phép thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn trong khi chờ thuốc độc. Vì tử hình là biện pháp răn đe cao nhất của pháp luật, cần được tổ chức thi hành nghiêm túc, kịp thời mới đảm bảo tính nghiêm minh không để kéo dài như năm này qua năm khác làm cho pháp luật không nghiêm gây tâm lý bất an xã hội.

Đồng quan điểm trên, ĐBQH Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) nói: “Trước đây, tôi biết là Chính phủ trình 2 phương án vừa bắn vừa tiêm thuốc độc, nhưng Quốc hội là quyết định là tiêm thuốc độc, bây giờ khó thế này thì tôi đồng tình với một số đại biểu là kiến nghị lên có một nghị quyết về thi hành án bằng hình thức xử bắn trong khi chờ đợi thì chúng ta làm các thủ tục khác đỡ tốn kém. Chứ bây giờ tôi nghĩ nếu các đồng chí xây trụ sở và mấy trung tâm nữa chở người tử hình đi mấy trăm cây số thì anh em bảo vệ khó khăn lắm. Tôi đề nghị là nên nghiên cứu lại có nghị quyết để xử lý án tử hình”.

Trong khi đó, Bộ trưởng Trần Đại Quang cho biết: “Đến 7/11 đã có 7 bị án được thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc. Tuy nhiên, vẫn còn 678 bị án đang chờ được thi hành án tử hình, trong đó có 167 bị án đã đủ điều kiện để thi hành (Chủ tịch nước bác đơn đơn xin ân xá). Bộ Công an đồng tình với nhiều ý kiến của các ĐBQH, đề nghị Quốc hội cho phép song song thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và kéo dài hình thức tử hình bằng xử bắn đến hết năm 2015”.

ĐBQH Bạch Thị Hương Thủy - đoàn Hòa Bình cũng nhận định: “Đối với công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất và các điều kiện thi hành án chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng án tử hình còn tồn cao, điều này gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý giam giữ gây ảnh hưởng đến tâm lý của tử tù và gia đình của họ. Đề nghị Quốc hội nghiên cứu cho khôi phục biện pháp thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn như trước đây”.

Anh Dũng
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo