Không định danh Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là không thỏa mãn
Nhiều ý kiến đang tỏ ra rất băn khoăn, bức xúc khi bản Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa cuối cùng trình Quốc hội biểu quyết thông qua không định danh tên Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong việc hỗ trợ cộng đôàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.
Đánh giá về việc này, ông Phùng Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bắc Giang cho rằng: "Việc cho ra đời Luật Hỗi trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bước tiến lớn của chính sách, có tác động rất lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, một số điều trong Luật khiến chúng tôi không thỏa mãn".
Cụ thể, theo ông Minh, vai trò của tổ chức đại diện đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa như là Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, không hiểu sao tại bản dự thảo cuối cùng khi được trình Quốc hội lại không định danh Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, khiến cộng động doanh nghiệp khá bức xúc.
Lý giải cho nhận định của mình, ông Minh cho rằng: "Cần phải có một tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong Luật để họ đại diện đứng lên đòi quyền lợi cho các doanh nghiệp, không có tổ chức đại diện thì doanh nghiệp biết kêu ai khi gặp khó khăn, chả nhẽ hàng trăm, hàng nghìn doanh nghiệp cùng nhau đi đòi hỏi".
"Tôi lấy ví dụ đơn giản, ngay Luật Hợp tác xã còn có hẳn một Chương nói Liên minh Hợp tác xã Việt Nam để nói về vai trò, trách nhiệm của họ như thế nào? Tôi nghĩ là, đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam là một tổ chức đại diện cho họ. Vì vậy, vai trò, nhiệm vụ của Hiệp hội cần phải được nêu rõ Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Rõ ràng việc đó khiến chúng tôi không thỏa mãn", ông Minh nói.
Cũng theo vị này, hiện nay, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội, các diễn đàn kinh tế lớn để đòi hỏi quyền lợi cho doanh nghiệp, nói lên tiếng nói của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Hiệp hội cần phải phát huy hơn nữa vai trò là tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, phải mạnh mẽ đòi hòi quyền và trách nhiệm của mình trong Luật.
Đánh giá về tác động của Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi được Quốc hội thông qua, ông Minh cho rằng, nếu Luật được được thông qua sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng hơn. Về mặt pháp lý, việc thực hiện hỗ trợ sẽ rõ ràng hơn, tạo định hướng phát triển cho doanh nghiệp.
Ông Minh cũng nói thêm, hiện nay, những thủ tục hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp đã được giảm sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 35. Tuy nhiên, những rào cản mà doanh nghiệp đang gặp phải vẫn đang còn là vấn đề nan giải.
"Hiện vẫn còn tình trạng “phân biệt đối xử” giữa các doanh nghiệp. Chúng tôi vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về việc tiếp cận đất đai, tín dụng…. Các vấn đề này thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều yếu thế hơn so với các doanh nghiệp lớn", ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh còn thấp, công nghệ lạc hậu nên rất cân được hỗ trợ về nguồn lực, về cơ chế chính sách để tạo điều kiện doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để họ nâng cao năng lực quản lý, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững.
Ông Nguyễn Văn Phúc - chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, trong dự thảo mới nhất, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua không ghi tên Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng như các Hiệp hội ngành khác là rất đáng tiếc. "Tôi rất lấy làm tiếc vì Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa thì tổ chức mà đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa là Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đáng nhẽ phải được ghi tên ở trong Luật".
"Ghi tên không phải để cho oai, mà là để xác định vị trí và trách nhiệm của anh đối với cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa mà mình đại diện. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng đã có những phát biếu, nhiều đại biểu Quốc hội cũng đề nghị định danh nhưng có lẽ là do còn có ý kiến khác nhau nên không ghi tên cụ thể", ông Phúc nói. Theo ông Phúc, trong Điều 26 của Dự thảo mới ghi là “trách nhiệm của các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp" với doanh nghiệp còn rất chung chung vì vậy cần phải ghi rõ vai trò, trách nhiệm của từng tổ chức, Hiệp hội. "Theo tôi, phải có một kiến nghị mạnh mẽ để Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam được định danh trong Luật. Theo dự thảo mới nhất, Hiệp hội này vẫn chưa được định danh trong Luật, đây là một điều đáng tiếc cho Hiệp hội và cả cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tiếng nói, vai trò tổ chức đại diện của họ bị hạn chế", ông Phúc nói. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo