Không tính được tác hại do nước thải của Sonadezi Long Thành
Theo đó, tỉ lệ các yếu tố gây chết cây trồng được đánh giá cụ thể hơn, theo tỉ lệ phân chia đồng đều giữa ba yếu tố, gồm: nguồn nước ô nhiễm từ Sonadezi Long Thành, ngập úng và nhiễm mặn.
Lý giải điều này, đại diện viện Môi trường và tài nguyên cho rằng: nguyên nhân do hiện nay chưa có điều kiện tính toán phân chia rạch ròi được; bên cạnh đó, về khách quan, chưa kể hai yếu tố ảnh hưởng đến cây trồng là ngập úng và nhiễm mặn, thì yếu tố nguồn nước ô nhiễm không làm chết cây mà là khiến cho người dân không bảo vệ được cây trồng (!).
Riêng tỉ lệ phần trăm các yếu tố gây thiệt hại con nuôi như dịch bệnh, nguồn giống, điều kiện chuồng trại, kĩ năng nuôi trồng và ô nhiễm nguồn nước, viện vẫn không tính toán cụ thể phần trăm các nguyên do "vì thực trạng thực tế đã xảy ra lâu, không có cơ sở phân tích”.
Với kết quả trên, nhiều người dân bị thiệt hại tại xã Tam An chưa đồng tình.
Theo các hộ dân, từ thực tế và kinh nghiệm nuôi trồng, hiện tượng cây con chết do các yếu tố khác ngoài nước ô nhiễm gây ra từ xưa đến nay không mang tính “đặc trưng” như đợt cây con chết hàng loạt vừa qua (thời gian Sonadezi Long Thành xả thải – PV). Đồng thời, với tỉ lệ phần trăm yếu tố gây thiệt hại không rõ ràng thì rất khó có cơ sở cụ thể để tính toán thiệt hại cho dân.
Theo kết luận của viện Môi trường tài nguyên về vấn đề xả thải của Sonadezi, nguồn ô nhiễm ra rạch Bà Chèo (xã Tam An) là do nước thải từ nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Long Thành (thuộc Sonadezi Long Thành), với diện tích là 113,6ha/682,8ha. Các nguồn ô nhiễm khác như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… có tính phân tán, tải lượng ô nhiễm nhỏ không đáng kể.
Theo SGTT
End of content
Không có tin nào tiếp theo