Thị trường

Kiếm tiền không cần quảng cáo từ apps và game

Số các ứng dụng và games dành cho hệ điều hành Android, iOS và Window Phone ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Kéo theo đó là cơ hội kiếm tiền trực tuyến của các lập trình viên (developer) viết ứng dụng (app) và trò chơi trực tuyến (games) tăng mạnh.

Có nhiều cách để developer kiếm tiền thông qua các ứng dụng của họ như cho đặt banner quảng cáo ứng dụng hay dịch vụ khác. Tuy nhiên điều này sẽ gây khó chịu cho người sử dụng app hay game và nếu họ dùng một ứng dụng chặn quảng cáo thì tất nhiên các developer sẽ không có được một đồng nào từ sản phẩm app/game của họ. Vì vậy có những cách nào khác để kiếm tiền trên những ứng dụng trực tuyến (online) của mình nữa?

 

1. Kiếm tiền từ games


Chắc hản bạn đã rất quen thuộc với trò chơi xếp hình Trí Uẩn, trò chơi xếp hình thuần Việt khá phổ biến với các thế hệ học sinh ngày nay. Trò chơi miễn phí nhưng vẫn có  một nguồn thu thông qua ứng dụng của họ dưới dạng một game dạng xếp hình online  tại các website
http://trochoitriuan.com hay http://tri-uan.com thông qua ứng dụng tin nhắn hoặc thẻ càocủa mình, và lợi dụng điều ấy để phát triển và kiếm tiền qua các games mà họ viết đó là một lợi thế mà không phải ai cũng có được.


2. Toàn cầu hóa


Điện thoại thông minh làm cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, nhưng không phải bất kỳ nhà phát triển nào cũng thực hiện theo hướng toàn cầu như vậy, và thậm chí phần lớn các nhà phát triển ứng dụng tại thung lũng Silicon vẫn còn có xu hướng tập trung chủ yếu vào thị trường Mỹ.

Tuy nhiên, theo những kết quả tổng hợp từ Google thì Nhật Bản mới là quốc gia có doanh thu lớn nhất trên Play Store, hơn 29% toàn cầu. Mỹ xếp thứ hai với 26%, tiếp đó là Hàn Quốc với 18%.

Các nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ..có một lượng người sử dụng đông đảo các ứng dụng từ các nhà phát triển này, tuy nhiên những nhà phát triển ấy lại không tập trung nhưng điều tốt nhất cho người dùng từ các quốc gia này, hay nói đúng hơn chúng ta chỉ đang dùng ké ứng dụng mà thôi.

Như vậy điều đáng nói ở đây đó là nếu muốn vươn xa ra thế giới thì phải tạo dựng được thương hiệu trước thông qua các ứng dụng tốt, có một lượng người sử dụng ứng dụng mang tên chúng ta trước rồi mới bắt đầu kế hoạch kiếm tiền từ nó được.


3. Trung gian tải ứng dụng


Hình thức kinh doanh đang nở rộ trên toàn thế giới này nhưng tại Việt Nam thì vẫn chưa được chú trọng để phát triển đó là các kho lưu trữ ứng dụng cho phép developer đưa app/game lên và cho phép người dùng tải các ứng dụng khác hoặc tích điểm để tải ứng dụng thông qua games. Ví dụ app.box.com là một trong những ví dụ như vậy, ứng dụng này kiếm tiền bằng cách đưa download đến cho những nhà phát triển apps/game khác. Nhờ sử dụng mô hình này mà app.box.com không phải sử dụng bất kỳ banner hoặc tin nhắn quảng cáo nào cả, và người tiêu dùng vẫn rất thích dùng sản phẩm của họ.


4. Mô hình kinh doanh miễn phí giá cao (Freemium)

Mô hình Freemium là một mô hình kinh doanh hoạt động dựa trên việc cung cấp miễn phí các dịch vụ/sản phẩm với các chức năng cơ bản nhưng thu phí nếu người sử dụng muốn sử dụng các chức năng cao cấp hơn (premium) của dịch vụ/sản phẩm.


Một loại mô hình kiếm tiền từ apps đang rất phổ biến hiện nay, rất thông dụng cho nhóm ứng dụng và trò chơi. Ứng dụng loại này hoàn toàn miễn phí khi download, nhưng các chức năng của bản này sẽ bị hạn chế, và họ sẽ mồi để bạn tải bản đầy đủ của họ về, và bản này thì sẽ mất phí, giống như các phần mềm trên máy tính là trial-dùng thử và full chức năng vậy.


5. Cho thuê thương hiệu nổi tiếng Game/App


Bạn có trong tay một ứng dụng cực nổi tiếng mà hầu như ai cũng biết thì bạn còn có thể kiếm thêm rất nhiều tiền bằng cách cho những nhà sản xuất các sản phẩm khác thuê lại thương hiệu như áo in hình hay cốc...

Flappy Birds là một ví dụ. Trò chơi với chú chim nỗi tiếng trên toàn thế giới thì việc cho thuê thương hiệu sẽ cho Nguyễn Hà Đông có doanh thu khi cho thuê thương hiệu này. Đấy là chúng ta chưa tinh các dịch vụ ăn theo của vụ này đã làm tăng giá trị kinh doanh của một số thành viên ăn theo.


Là một lập trình viên, hay một nhà kinh doanh Công nghệ thông tin (CNTT) dĩ nhiên là họ rất muốn ứng dụng các mô hình này để kinh doanh kiếm tiền. Tuy nhiên thoạt nhìn thì đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm thì sẽ rất ít developer Việt làm được những điều này như Nguyễn Hà Đông,
Trần Hoàng Minh-VTC Game, Bùi Quang Minh-Soha Game.v.v.  Đơn giản là vì các ứng dụng Việt chưa có chất lượng cao, lượng người sử dụng chưa lớn làm cho ứng dụng phát triển chậm. Tâm lý người Việt lại hay muốn sử dụng hàng "chùa" nên còn rất khó. Nhưng đừng vội nản lòng, hãy cố gắng hết sức, đưa ra các ứng dụng có chất lượng thật tốt và đầu tiên là hãy không thu phí của người dùng, dần dần họ sẽ tìm tới bạn. Hãy tạo dựng thương hiệu cho riêng mình.

Th.s Trần Khánh – Giám đốc Học viện Đào tạo LiveProject

(Tham khảo nguồn Internet)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo