Kiểm tra các cơ sở bào chế, bán thuốc cam
Trước tình trạng nhiều trẻ em liên tiếp bị nhiễm độc chì do sử dụng thuốc cam trong thời gian qua, UBND Thành phố Hà Nội vừa yêu cầu Sở Y tế Hà Nội phối hợp các sở, ngành, UBND các địa phương và các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, ngành y tế Hà Nội sẽ tiến hành rà soát, phúc tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn; đình chỉ hoạt động các cơ sở không phép.
Đặc biệt lưu ý các cơ sở gần chợ, vùng sâu, vùng xa kinh doanh thuốc cam chữa các triệu chứng trẻ em bị tưa lưỡi và chảy nước dãi, tịch thu tiêu hủy các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, không có đăng ký với cơ quan thẩm quyền theo quy định.
Đối với các cơ sở đã có giấy phép, nếu có vi phạm về hoạt động chuyên môn, quy chế thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm xử lý hoặc chuyển hồ sơ về Sở Y tế Hà Nội để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành, quận huyện thị xã và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm khám bệnh, bán thuốc y học cổ truyền không phép trên địa bàn thành phố.
Các đơn vị phải tiến hành rà soát, phúc tra các cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, đình chỉ hoạt động các cơ sở không phép, tịch thu tiêu hủy các loại thuốc cam không rõ nguồn gốc, không đăng ký theo quy định, kiên quyết đình chỉ các cơ sở không giấy phép, đặc biệt lưu ý các cơ sở hành nghề kinh doanh tại các chợ, vùng sâu, vùng xa.
Đối với các cơ sở đã có giấy phép, nếu vi phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ, thực hiện việc xử lý hoặc chuyển hồ sơ về Sở Y tế Hà Nội để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện vì ngộ độc chì do uống và bôi thuốc cam. Bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh, trong đó một số nơi có số ca mắc cao như Bắc Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định… Bệnh viện Bạch Mai cho rằng nguy cơ nhiễm độc chì cho trẻ từ thuốc đông y là rất cao. Do đó, bệnh viện đề nghị Bộ Y tế cần điều tra trên diện rộng việc này. Theo kết quả từ Viện Hóa học sau khi tiến hành kiểm tra 500 mẫu sản phẩm "thuốc cam" và bệnh phẩm thì có đến 98% mẫu thuốc cam có hàm lượng chì cao, có mẫu hàm lượng chì lên đến 85%. Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam nhận định sự gia tăng các trường hợp nhiễm độc chì do dùng “thuốc cam” cần được xem như mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Với trẻ em bị ngộ độc chì nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ trở thành đứa trẻ đần độn về mặt trí tuệ, thậm chí tử vong. Trong khi, việc điều trị trẻ ngộ độc chì ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn về thuốc. |
Theo KTĐT
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo