Kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp không quá 1 lần/năm
Theo Tổng cục Thuế, cần có quy định kiểm tra thuế chủ yếu dựa trên các hồ sơ khai thuế của người nộp thuế và thực hiện kiểm tra theo các yếu tố.
Tuy nhiên để đảm bảo giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế một cách khách quan, phòng chống hiện tượng cơ quan Thuế chủ quan, thiếu căn cứ trong việc xác định danh sách đối tượng cần được kiểm tra, thanh tra thuế hàng năm thì cần đề ra nguyên tắc khách quan, khoa học hơn để cơ quan Thuế lựa chọn các doanh nghiệp tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về thuế.
Việc kiểm tra thuế dựa theo tiêu thức đánh giá rủi ro về thuế qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; lựa chọn theo ngành nghề, quy mô, địa bàn để kiểm tra; hoặc đối với các trường hợp trong thực tế phát sinh dấu hiệu vi phạm pháp luật như kiểm tra sử dụng (mua - bán) hoá đơn, kiểm tra chống gian lận đầu cơ về giá cả hoặc trường hợp doanh nghiệp có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán kho hàng, tài sản…
Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm để ngành Thuế triển khai các chương trình kiểm tra sự tuân thủ hàng năm khi phân tích, đánh giá chung về hành vi tuân thủ pháp luật của từng nhóm người nộp thuế; đồng thời đảm bảo kiểm soát được mục đích kiểm tra, tránh lạm dụng, tiêu cực hoặc gây khó khăn cho người nộp thuế.
Kinh nghiệm các nước và khuyến nghị của các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ thế giới cho thấy, để giám sát sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế một cách khách quan, đảm bảo việc kiểm tra đúng đối tượng, nội dung, tránh gây phiền hà nhũng nhiễu doanh nghiệp thì cơ quan Thuế cần có các chương trình kiểm tra tuân thủ theo tiêu thức đánh giá rủi ro và theo chuyên đề, kế hoạch hàng năm.
Qua đó đảm bảo sự hợp lý, chặt chẽ của thủ tục ra quyết định và gửi quyết định kiểm tra; đảm bảo công bằng, minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, giảm phiền hà cho người nộp thuế.
Theo Haiquan Online
End of content
Không có tin nào tiếp theo