Thị trường

Kiều hối - Biến số kinh tế tăng trưởng ngoạn mục nhất 25 năm qua

rong 25 năm qua (1990-2014), dòng kiều hối chảy vào Việt Nam không ngừng gia tăng, với mức tăng trưởng ngoạn mục lên tới 39%/năm, đây là con số ấn tượng mà không một biến số kinh tế nào có thể đạt được.

 

Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra những đánh giá trên đồng thời nhấn mạnh, trong những năm trước đây, khi nền kinh tế phải đối mặt với bài toán lớn về thâm hụt thương mại, thì kiều hối nổi nên và trở thành nguồn bù đắp hữu hiệu.

Thời gian gần đây, cán cân thương mại bắt đầu thặng dư, dòng kiều hối vẫn tiếp tục gia tăng và góp phần làm lành mạnh cán cân thanh toán cũng như dự trữ ngoại hối quốc gia.

Theo Báo cáo “Nghiên cứu về toàn cảnh kiều hối tại Việt Nam và những đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước,” dòng kiều hối trong năm 2014 ước đạt 11-12 tỷ USD và dự báo vẫn tiếp tục tăng trong các năm 2015 và năm 2016.

Ông Thành phân tích, kiều hối đã góp phần làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong thu nhập khả dụng của Việt Nam và giữ trong khoảng 30% GDP. Trong khi, tổng đầu tư xã hội của Việt Nam hiện đang giảm từ mức trung bình 42% ở những năm trước xuống còn khoảng 31%. Vì vậy trong 2-3 năm trở lại đây, tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng tỷ lệ đầu tư xã hội.

Chuyển sang một vấn đề khác, nghiên cứu từ Báo cáo do hãng chuyển tiền hàng đầu Western Union tài trợ thực hiện, cho thấy, dòng kiều hồi còn có ý nghĩa tích cực trong việc gia tăng tổng cầu.

Cụ thể kết quả điều tra cho thấy, tỷ trọng người nhận kiều hối có mục đích sử dụng cho tiêu dùng là 35,4% cho tiêu dùng, sản xuất kinh doanh khoảng 15,9%, tiết kiện 11,7%, chữa bệnh 10,1%, xây dựng nhà cửa 8,1%, giáo dục 7,5% và trả nợ 7,1%...

“Trong bối cảnh tổng cầu ở Việt Nam giảm mạnh thì việc tư nhân tăng tiêu dùng cũng là một cách kích thích cơ hội kinh doanh để kinh tế hồi phụ

Theo TTXVN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo