Kinh doanh và tiêu dùng

Bị EU và Mỹ làm khó, ô tô Trung Quốc vẫn đang ăn nên làm ra tại chính quốc gia thuộc châu Âu, thị phần tăng gấp 6 lần sau 2 năm

Quốc gia nào đã trở thành thị trường "béo bở" cho ô tô Trung Quốc?

‘Vua bán tải’ Ford Ranger có thêm phiên bản siêu ngầu, động cơ V6, giá rẻ hơn Raptor / Toyota Corolla Cross có thêm phiên bản siêu ngầu, siêu tiết kiệm xăng, giá gần 860 triệu đồng

Bị EU và Mỹ làm khó, ô tô Trung Quốc vẫn đang ăn nên làm ra tại chính quốc gia thuộc châu Âu, thị phần tăng gấp 6 lần sau 2 năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Doanh số ô tô Trung Quốc tại Nga - quốc gia nằm ở cả châu Á và châu Âu đã đạt kỷ lục mới kể từ đầu năm đến nay. Điều này diễn ra sau khi các lệnh trừng phạt khiến các thương hiệu ô tô phương Tây phải cắt đứt quan hệ với Moscow và Bắc Kinh đang phải đối mặt với mức thuế cao hơn đối với xuất khẩu xe điện từ Washington và Brussels.

Xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến doanh số bán xe của các hãng ô tô châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản vốn trước đây thống trị thị trường ô tô nước này sụt giảm mạnh. Theo cơ quan phân tích Avtostat, nếu như vào thời điểm tháng 2 năm 2022, thương hiệu của họ chiếm 69% tổng doanh số bán hàng thì hiện nay chỉ có thị phần 8,5%, trong khi thị phần của các nhà sản xuất Trung Quốc trong cùng thời kỳ đã tăng từ 9% lên 57%.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc, trong 9 tháng đầu năm 2024, Nga là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của ô tô do Trung Quốc sản xuất, với khối lượng đạt 849.951 xe. Điểm đến lớn thứ hai là Mexico với số lượng tương đương một nửa từ Nga.

Bị EU và Mỹ làm khó, ô tô Trung Quốc vẫn đang ăn nên làm ra tại chính quốc gia thuộc châu Âu, thị phần tăng gấp 6 lần sau 2 năm- Ảnh 2.

Ô tô Trung Quốc đang chứng kiến doanh số áp đảo tại Nga.

 

Khoảng 90% xe Trung Quốc bán vào Nga có động cơ đốt trong. Việc mở rộng sự hiện diện của Trung Quốc lớn đến mức không chỉ khách hàng mà cả các chuyên gia trong ngành cũng đổ xô đến làm việc tại các công ty mới.

Vadim Gorzhankin, Giám đốc PR của Krasnoe Slovo chuyên làm việc với ngành công nghiệp ô tô, cho biết: “Hầu hết tất cả những người từng làm việc cho các công ty phương Tây hiện đang làm việc cho các công ty Trung Quốc”.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy các nhà sản xuất ô tô của họ đã xuất khẩu ô tô trị giá 1,8 tỷ USD sang Nga vào tháng 9, so với chỉ 96 triệu USD trong tháng 9/2021.

Tuy nhiên không phải tất cả người tiêu dùng Nga đều đang hài lòng với xe điện Trung Quốc. Hồi tháng 10, một liên minh tài xế taxi ở Nga đã phàn nàn với tờ Kommersant của Nga về những vấn đề mà ngành này gặp phải kể từ khi chuyển sang sử dụng các mẫu xe Trung Quốc rẻ hơn.

Các tài xế taxi khẳng định xe Trung Quốc thường gặp phải hỏng hóc sau khi chạy được 150.000km, trong khi các hãng xe châu Âu và Hàn Quốc từng chạy được tới 300.000km. Công đoàn lưu ý rằng việc lấy phụ tùng để sửa chữa cũng có thể mất nhiều thời gian.

 

Sự thống trị ngày càng tăng của Trung Quốc cũng khiến một số nhà sản xuất trong nước tức giận. Công ty Avtovaz có cổ phần tại nhà sản xuất ô tô Lada hồi tháng 9 cho biết thị phần của họ có thể giảm xuống 25% sau sự gia tăng doanh số bán xe Trung Quốc.

Các nhà sản xuất ô tô của nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt khiến họ bị hạn chế khả năng tiếp cận các bộ phận và công nghệ của phương Tây. Để bù đắp, họ đã quay sang các sản phẩm đến từ Trung Quốc.

Giá cả của mỗi chiếc xe cũng đã biến động mạnh sau thời gian diễn ra xung đột. Tại Đức, người lái xe có thể mua một chiếc BMW X5 30d với giá khoảng 95.000 USD trong khi cùng mẫu xe này có giá 152.000 USD đến 203.000 USD ở Nga. Ngược lại, một chiếc Exeed VX tương đương do hãng xe Chery Trung Quốc sản xuất có giá khoảng 56.000 USD.

Một số nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã rất kín tiếng về sự tham gia của họ vào Nga, cho rằng sự hiện diện ngày càng tăng của ô tô của họ trên đường phố nước này là do thị trường chợ đen do các thương nhân tự vận hành.

Mối quan hệ thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang mất cân bằng. Theo Trade Data Monitor, Trung Quốc, vốn là đối tác thương mại hàng đầu của Điện Kremlin trước thời điểm đầu năm 2022, hiện chiếm hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu chính thức sang Nga. Vào tháng 9, chỉ 5% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Nga.

 

John Kennedy, chuyên gia Nga tại viện nghiên cứu Rand Europe, cho biết: “Hướng đi đang nghiêng về việc Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc”. Các nhà phân tích tin rằng khối lượng thương mại ngày càng tăng giữa Nga và Trung Quốc có thể khiến việc phát hiện hàng nhập khẩu bị trừng phạt của Moscow trở nên khó khăn hơn.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm