Giá gà rẻ hơn rau, hàng triệu gà giống bị đốt bỏ
Thành lập tổ công tác về cung ứng, lưu thông nông sản phía Bắc / Hà Nội 1 tuần giãn cách: Sức mua tăng, nguồn cung dồi dào, giá hàng hóa thiết yếu ổn định
Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân cho biết tại Diễn đàn Kết nối cung – cầu các sản phẩm chăn nuôi và thuỷ sản diễn ra chiều nay (31/7).
Báo cáo với Thứ trưởng Trần Thanh Nam – Tổ trưởng tổ công tác phía Nam của Bộ NN-PTNT, ông Nguyễn Đình Xuân – Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh cho biết tình hình hiện tại rất khó khăn. “Tây Ninh hiện còn khoảng 1 triệu con gà lông trắng, bằng 2.500 tấn không tiêu thụ được. Giá gà hôm nay xuống còn 7.000 đồng/kg gà trắng; gà lông màu còn 2.000 đồng/kg thua 1 ký rau. Mỗi kg gà, người nuôi đang thua lỗ 20.000 đồng”.
Theo vị này, việc đấu tranh với covid là trường kỳ. Chính vì vậy, ngoài việc làm sao tiêu thụ với giá chấp nhận tương đối với bà con trong thời điểm hiện nay thì phải tính đến tái đàn, nếu không sau sẽ thiếu sản phẩm cung cấp cho thị trường khi các KCN, trường học… hoạt động trở lại. “Mấy ngày qua, theo tôi được biết, có hàng triệu gà con bị đốt bỏ do không có chuồng nuôi, không thể vận chuyển hoặc không có thức ăn. Hiện có hàng nghìn trạm trên đường nhưng không phải trạm nào nhân viên cũng đọc được các văn bản hướng dẫn. Một số nơi đòi lái xe vận chuyển phải mặc bảo hộ, hay phải có mã QR, nhưng một số nơi không cho qua, lái xe cũng cảm thấy không an toàn nên họ cũng bỏ việc. Chúng ta phải giải quyết khó khăn toàn diện, triệt để, nhiều cấp ngành tham gia chứ không phải ngứa chỗ nào gãi chỗ đó” – ông Xuân nhấn mạnh.
Từ thực tế địa phương, ông Nguyễn Đình Xuân cho biết bản thân cũng phải thuyết phục, gửi gắm để giải quyết các khó khăn cho một số trường hợp. Thịt gà thiết yếu nhưng con gà con có thiết yếu không? Dịch bệnh lây qua người chứ không qua hàng hoá. Nên chúng ta phải lo cho lâu dài. Bây giờ đốt bỏ hàng triệu con gà thì có nghĩa mấy bữa nữa sẽ thiếu hàng triệu con gà.
Cùng chung tình trạng giá gà xuống, các sản phẩm nông nghiệp khác cũng có chiều hướng xuống giá, nông dân Long An hiện cũng đang trong tình trạng khó khăn. Bà Đinh Thị Phương Khanh – Phó GĐ Sở NN-PTNT Long An cho biết tình trạng hiện nay tổng đàn tăng, giá thức ăn tăng, giá đầu ra giảm do phần lớn nông sản nội tỉnh tiêu thụ ở chợ truyền thống và chợ đầu mối ở TP Hồ Chí Minh nhưng nay đều đã đóng cửa. Toàn tỉnh còn 28/44 cơ sở sản xuất giết mổ hoạt động. Sản lượng giết mổ trong đêm 30/7 giảm mạnh so với thời điểm trước dịch.
Khó khăn của Long An cũng tương tự như các tỉnh, phải quyết tâm bảo vệ vùng xanh. Dù có chỉ đạo thông suốt nhưng áp lực bảo vệ vùng xanh nên các địa phương thắt chặt, mỗi tỉnh một yêu cầu khác, anh em tại chốt tiếp nhận cũng khác. “Hiện di chyển từ xã này tới xã khác trong huyện thì xã xác nhận được nhưng sang huyện khác thì không thể" - bà Phương Khanh nói.
Từ thực tế của đoàn công tác và ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, cần giao quyền chủ động cho các Sở NN-PTNT để có hướng dẫn cụ thể cho các chốt, trạm, cơ sở, địa phương trong tỉnh.
Doanh nghiệp “3 tại chỗ” lo vỡ trận
Đến thời điểm này, rất nhiều DN chưa tiếp cận được với vaccine phòng dịch COVID-19, đây là nỗi lo lớn nhất của các DN đang thực hiện “3 tại chỗ”.
Ông Đỗ Lập Nghiệp – Tổng Giám đốc Công ty Nam Việt hiện đang đóng ở tỉnh An Giang cho biết, tỉnh có nhiều hỗ trợ trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. DN khắc phục khó khăn để bảo đảm sản xuất nhưng không biết dịch diễn biến thế nào, không biết khi nào dịch vào DN.
“Cty đang triển khai “3 tại chỗ” nhưng rất khó khăn, do tâm lý CBNV ở lại cũng rất lo lắng, hoang mang về an toàn. Tinh thần hiện nay, anh em sau thời gian này dao động, rất muốn về thăm nhà. Chúng tôi động viên anh em làm việc nhưng nếu kéo dài mãi thế này thì không chắc đã trụ được” – ông Nghiệp nói.
Hàng hoá sản xuất ra nhưng vấn đề tiêu thụ cũng đang là một vướng mắc lớn. Ông Nghiệp đề xuất: “Cty xuất khẩu 120 nước, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn nên mong muốn được kết nối với các DN, đầu mối, giải quyết sản phẩm trong mùa dịch. Chúng tôi có thể cung cấp 7.000-10.000 tấn các loại sản phẩm cho thị trường nội địa. Ngoài ra, kiến nghị hỗ trợ DN tiếp cận vaccine để tiêm cho người lao động thì mới đảm bảo ổn định sản xuất”.
Công ty Có May chuyên sản xuất thức ăn thuỷ sản và chế biến cá tra hiện cũng đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”, nhưng theo bà Thắm, lãnh đạo công ty, nguy cơ còn tiềm ẩn do xe ra vào nhà máy rất nhiều. Chế biến cá tra từ khi bùng phát dịch lần thứ 4 gặp nhiều khó khăn. “Liệu có thể cho vay bằng tài sản là hàng hoá trong kho. Hình thức này hiện theo tôi được biết chưa được NH chấp nhận; Giảm lãi vay và các phí dịch vụ; Giảm thuế thu nhập và thuế thu nhập cá nhân cho người lao động” – bà Thắm kiến nghị.
Một nội dung nữa được lãnh đạo Cty Cỏ May kiến nghị là: “DN sản xuất cá tra nếu không sản xuất nhưng nếu còn hàng tồn kho thì vẫn phải sử dụng điện nên rất cần được hỗ trợ giá điện. Hiện chúng tôi phải hỗ trợ người dân mua cá nếu không sẽ bị vượt size. Cùng với đó, DN mong muốn được xem xét ngưng đóng phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
‘Kẻ hạ sát’ iPhone 16 Pro ra mắt: Chống nước, cấu hình ‘siêu khủng’, camera thay đổi khẩu độ
Xiaomi 14 sập giá dưới 17 triệu, rẻ như iPhone 14, sạc nhanh, chụp ảnh áp đảo iPhone 16 giá 22 triệu
‘Ông hoàng côn tay' thương hiệu Anh quốc ra mắt: Đè bẹp Honda Winner X và Exciter về mọi mặt, giá rẻ
Sau 2 năm sử dụng, Hyundai Santa Fe máy dầu lên sàn xe cũ với giá thế nào?
Jeep Wrangler có thêm phiên bản đặc biệt, lột xác hoàn toàn thành xe quân sự, giá 1,52 tỷ đồng
Đây là AI Phone ngon bổ rẻ nhất Việt Nam, từ 15 triệu độ hoàn hảo ăn đứt iPhone 16 Pro Max 34 triệu