Hơn 3 năm hưởng thuế 0%, giá bán xe ô tô nội địa cao hơn nhiều nước trong khu vực
Top 10 xe máy dầu tốt nhất năm 2021 / Những mẫu chuột máy tính có giá hàng chục nghìn USD
Thời gian qua, các DN sản xuất ô tô trong nước liên tục đầu tư mở rộng quy mô, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa. |
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, sau hơn 3 năm thực hiện ưu đãi thuế 0% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra như: Thu hút được các DN tham gia đầu tư mở rộng sản xuất; Các DN cũng đã nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng sản xuất trong nước...
Ví dụ như Công ty Ford đã tăng vốn đầu tư từ 102 triệu USD lên 184 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất, lắp ráp; Công ty Honda và Công ty Mitsubishi cũng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới và được vận hành vào quý II/2020; Công ty Thaco đầu tư nhà máy mới sản xuất xe ô tô cao cấp trị giá 4.000 tỉ đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới năm 2021; Công ty Thành Công đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình, công suất 100.000 xe/năm; Công ty Vinfast đầu tư tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Hải Phòng, rộng 335 hecta với tổng vốn đầu tư đạt 3,5 tỉ USD, tạo việc làm cho hơn 3.600 lao động năm 2020.
Bộ Tài chính cho biết, đối với linh kiện mà DN trong nước chưa sản xuất được, buộc phải nhập khẩu khi đủ điều kiện (áp dụng từ tháng 11/2017 đến hết tháng 12/2022 theo Nghị định 125/2017/NĐ-CP và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP) có 9 DN đáp ứng được các tiêu chí về quy mô, năng lực để tham gia chương trình.
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã phát triển khá nhanh trong thời gian này, số lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2018 đạt 287.586 chiếc, năm 2019 đạt 339.151 chiếc, năm 2020 là 323.892 chiếc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, Bộ Tài chính thừa nhận ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như chỉ mới tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu; chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Theo đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, chưa tạo được sự hợp tác, liên kết và chuyên môn hoá giữa các DN trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Cùng với đó, giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi thấp hơn mục tiêu đề ra, thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ còn thấp.
Các DN sản xuất kinh doanh ô tô trong nước còn đối mặt sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu (đặc biệt là ôtô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia) và trong vòng 7 - 10 năm tới là các sản phẩm ôtô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định CPTPP và EVFTA.
Bên cạnh đó, một số quốc gia trong khu vực như Indonesia và Thái Lan đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới, từ đó khiến cơ hội thu hút các hãng ô tô đầu tư sản xuất lớn ở Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên, Bộ Tài chính cho rằng việc thực hiện Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô quy định tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP và Nghị định 57/2020/NĐ-CP trong hơn 3 năm qua cơ bản đã đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Chương trình những năm qua đã bộc lộ một số vấn đề cần được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.
Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay dịch Covid-19 đang bùng phát và dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường và có thể tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có ngành ô tô.
Cùng với đó, DN ô tô đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của ô tô nhập khẩu trong bối cảnh cắt giảm thuế quan theo các Hiệp định thương mại Việt Nam tham gia.
Trước thực tế đó, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP mới đây, Bộ Tài chính đã đề nghị các Bộ, ngành DN cho ý kiến về điều chỉnh Chương trình ưu đãi thuế sản xuất, lắp ráp ô tô.
Trong đó, về điều kiện tiêu chuẩn khí thải, thì từ năm 2022 trở đi, DN sản xuất, lắp ráp xe ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 5 trở lên, trừ các xe sản xuất, lắp ráp đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường từ trước ngày 1/1/2022 và còn hiệu lực.
Về sản lượng chung tối thiểu cho từng nhóm xe và sản lượng riêng tối thiểu cho ít nhất 1 mẫu xe, qua xem xét số liệu sản xuất của các DN, Bộ Tài chính cũng nhận thấy, sản lượng 02 kỳ trong năm có sự chênh lệch do việc bán hàng còn dựa vào các chu kỳ Tết và diễn biến thị trường. Tính chung sản lượng cả năm có thể có trường hợp đạt mức sản lượng theo yêu cầu nhưng tính theo từng kỳ 06 tháng thì có kỳ thiếu.
Do vậy, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép DN được lựa chọn một trong hai phương án là kỳ xét ưu đãi 6 tháng hoặc kỳ xét ưu đãi 12 tháng. Trong đó, DN được chọn phương án kỳ xét ưu đãi 12 tháng đối với trường hợp có 01 kỳ không đạt tiêu chí về sản lượng nhưng tổng thể cả năm (12 tháng) vẫn đạt tổng sản lượng tối thiểu quy định tại dự thảo Nghị định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quên Honda Air Blade đi, ‘vua xe ga’ mới ‘made in Thailand’ đẹp như SH Mode ra mắt giá 48 triệu đồng
Tuyên chiến Honda Future, Yamaha ra mắt ‘xe số quốc dân’ 115cc mới tại Việt Nam, giá 30,9 triệu đồng
Quên Honda SH đi, ra mắt ‘vua xe ga’ 170cc mới đẹp long lanh giá 99 triệu đồng, có đủ ABS và TCS
Honda ra mắt ‘tân binh’ xe côn tay 125cc giá rẻ nhất 26 triệu đồng, đẹp hơn Winner X, lấn át Exciter
Từ ngày 25/12/2024: Người dùng Facebook cần lưu ý loạt quy định mới, biết để không bị khóa tài khoản vĩnh viễn
Những nâng cấp đáng giá của ‘xe tay ga quốc dân’ Yamaha Janus 2024 so với đời cũ