Làm sao để nhận biết được các tin nhắn, thư điện tử lừa đảo?
Cận cảnh Apple Watch mới đắt ngang iPhone / Apple đặt dấu chấm hết cho iPhone lock
Social engineering (hay tấn công phi kỹ thuật) là hình thức tấn công mà đối tượng tấn công tác động trực tiếp đến tâm lý con người (kỹ năng xã hội) để đánh cắp thông tin, dữ liệu của cá nhân và tổ chức.
Đối tượng tấn công có thể mạo danh là nhân viên, kỹ thuật viên, công an, hay các nhà nghiên cứu,... và đề nghị bạn cung cấp thông tin xác thực để thực hiện một công viêc nào đó.
Nhóm tin tặc sẽ đặt câu hỏi để thu thập thông tin từ người dùng, nếu không thể thu thập đủ thông tin từ một nguồn đối tượng tấn công có thể liên hệ với một nguồn khác cùng tổ chức và dựa vào những thông tin đánh cắp được trước đó để tăng thêm độ tin cậy.
Theo các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, các hình thức tấn công Social Engineering tiêu biểu có thể kể đến là Phishing, Vishing và Smishing.
Các hình thức tấn công Social engineering
Phishing
Phishing là hình thức tấn công Social engineering phổ biến nhất hiện nay. Các cuộc tấn công Phishing sử dụng email hoặc các trang web độc hại để thu thập thông tin cá nhân bằng cách giả mạo cơ quan, tổ chức, ngân hàng, công ty cung cấp dịch vụ thiết yếu như điện, nước hoặc đại diện cơ quan chức năng,..
Đối tượng tấn công có thể gửi email giả mạo để thông báo về các mối nguy hại và yêu cầu người dùng cung cấp thông tin. Sau khi người dùng cung cấp thông tin nhóm tấn công có thể sử dụng những thông tin đó để đánh cắp tài khoản của người dùng.
Các cuộc tấn công Phishing có thể bắt nguồn, lợi dụng uy tín của nhiều loại hình tổ chức khác nhau (chẳng hạn như một tổ chức từ thiện, ngân hàng, chứng khoán) hay những sự kiện lớn được nhiều người quan tâm (như các cuộc bầu cử chính trị, những lo ngại về kinh tế, dịch bệnh và thiên tai).
Vishing
Vishing là hình thức tấn công Social engineering sử dụng giọng nói, kỹ thuật tấn công này có thể kết hợp với các hình thức tấn công Social engineering khác nhằm đánh lừa nạn nhân gọi đến một số điện thoại đã cung cấp sẵn để tiết lộ thông tin cá nhân.
Nhóm tấn công lợi dụng sự tin tưởng của người dùng và lỗ hổng trong tính năng bảo mật của điện thoại để thực hiện các cuộc tấn công. Tấn công Vishing nâng cao có thể thực hiện thông qua các cuộc gọi Internet Protocol (VoIP) cho phép đối tượng tấn công dễ dàng mạo danh người gọi.
Smishing
Smishing là hình thức tấn công Social engineering thông qua SMS. Tin nhắn văn bản có thể chứa các liên kết như trang web độc hại, địa chỉ, email hoặc số điện thoại. Khi người dùng nhấn vào liên kết có thể tự động mở cửa sổ trình duyệt. Việc kết hợp cuộc gọi, email, sms và website làm tăng khả năng người dùng trở thành nạn nhân của các hoạt động lừa đảo.
Địa chỉ Email: Đối tượng tấn công thưởng sử dụng địa chỉ email gần giống với email của cơ quan, tổ chức hợp pháp bằng cách bỏ qua hoặc thay đổi một vài ký tự trong địa chỉ email.
Lời chào: Nhóm tấn công mạng thường sử dụng những lời chào chung như “Kính gửi Quý khách hàng” hoặc “Thưa Ông/Bà”, việc thiếu thông tin liên hệ là những dấu hiệu rõ nhất để nhận biết một email lừa đảo. Một cơ quan, tổ chức đáng tin cậy sẽ gọi cá nhân cụ thể bằng tên và cung cấp thông tin liên hệ của họ.
Liên kết giả mạo: Các email có liên kết và liên kết đính kèm không khớp với nội dung trong email buộc người dùng phải nhấn vào link để cung cấp thông tin có thể là dấu hiệu của một trang web giả mạo. Đối tượng tấn công có thể sử dụng dịch vụ rút ngắn URL hoặc thay đổi ký tự có trong liên kết đó.
Chính tả và bố cục: Lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp và định dạng không nhất quán là dấu hiệu khác cho thấy một email lừa đảo.
File đính kèm: Email chứa file đính kèm yêu cầu người dùng tải xuống và mở file có thể chứa các phần mềm độc hại. Đối tượng tấn công có thể lợi dụng cảm giác hoang mang, lo sợ để thuyết phục người dùng tải xuống file đính kèm mà không cần kiểm tra trước.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đã đưa ra phân biệt một mẫu thư điện lừa đảo thu thập thông tin cá nhân của người dùng.
Tương tự như thư điện tử giả mạo các tin nhắn lừa đảo cũng gây ra cho người dùng rất nhiều phiền toái. Các đối tượng tấn công sẽ gửi tin nhắn SMS đến người dùng với nhiều nội dung như:**- Thông báo trúng thưởng** (ví dụ: Bạn đã trúng thưởng một xe SH hãy nhắn tin, gọi tới số 6XXX và truy cập đường link…) hoặc tài khoản ngân hàng gặp sự cố và cần giải quyết trong thời gian ngắn nhất.
Đối tượng tấn công có thể sử dụng tên thương hiệu, tên ngân hàng (sms brandname) và gắn kèm liên kết dẫn đến trang web giả mạo, liên kết này có tên gần giống với trang web chính thức của các thương hiệu, ngân hàng. **- Đối tượng tấn công có thể giả mạo** công an gửi tin nhắn truy nã, lệnh bắt giữ để yêu cầu người dùng cung cấp căn cước công dân, số điện thoại,…và thực hiện theo hướng dẫn của chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘huyền thoại côn tay’ 125cc giá 40 triệu đồng: Hạ đo ván Winner X và Exciter
Vua Android pin trâu 5G giá rẻ chỉ từ 4 triệu, dung lượng 6000 mAh xịn ăn đứt Galaxy S24 Ultra
Ra mắt ‘chiến thần côn tay’ 250cc áp đảo Yamaha Exciter, có ABS 2 kênh ăn đứt Honda Winner X, giá rẻ
Giá xe Honda Air Blade 2025 cuối tháng 12/2024 hạ cực sâu: Dân tình ồ ạt mua chơi Tết vì quá rẻ
Honda sắp ra mắt ‘huyền thoại xe số’ 110cc mới đẹp lấn át Wave Alpha và Future, có ABS, giá bình dân
Hé lộ thời điểm ra mắt của Ford EcoSport thế hệ mới