Kinh doanh

TP.HCM: Thành lập 20 đoàn kiểm tra các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết

DNVN - Để đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Tân Sửu 2021, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM đã thành lập 20 đoàn kiểm tra với hơn 300 thanh tra viên tăng cường kiểm tra việc phân phối, kinh doanh, tiêu thụ những mặt hàng thực phẩm Tết.

VietnamAirlines tổ chức Đại hội cổ đông bất thường thông qua một loạt biện pháp tái cơ cấu / Covid-19 khiến hơn 100.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong năm 2020

Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, lượng hàng hóa phục vụ cho Tết Nguyên đánTân Sửu 2021 về TP.HCM đang rất dồi dào. Các lực lượng chức năng đang làm hết công suất để thực phẩm đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo an toàn thực phẩm. Trước Tết 2 tháng, Ban đã thanh kiểm tra tại các cơ sở sản xuất đặc biệt là ở các kho nguyên liệu. Hiện tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCMsẽ tập trung kiểm tra nhiều ở các kênh phân phối như các chợ truyền thống, cửa hàng;…

"Ngoài ra chúng tôi kết hợp với quản lý thị trường, công an kinh tế và lực lượng kiểm tra liên ngành ở các quận, huyện tăng cường kiểm tra giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Có thể nói là một mạng lưới dày đặc thanh kiểm tra. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nghiên cứu làm sao để để không ảnh hưởng quá đến người hành nghề, tránh làm phiền doanh nghiệp", bà Lan chia sẻ.


Theo Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, để đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố đã thành lập 20 đoàn kiểm tra với hơn 300 thanh tra viên tăng cường kiểm tra việc phân phối, kinh doanh, tiêu thụ những mặt hàng thực phẩm Tết, rượu bia, bánh mứt, rau củ quả, trái cây, các loại thịt dùng để chế biến thực phẩm, các kho lạnh tích trữ thực phẩm để phụ vụ Tết...

Theo đó, bắt đầu từ đêm 15/1, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đã đến kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại Chợ đầu mối Bình Điền (Quận 8).

Hiện trung bình mỗi ngày tại chợ đầu mối Bình Điền tiêu thụ khoảng 250 tấn thực phẩm, gồm rau củ quả, thịt, thủy hải sản... Ban quản lý chợ dự kiến trong 10 đêm cận Tết Nguyên đán, lượng hàng hóa về chợ có thể tăng bình quân 20%-25% so với ngày thường.

 

Đặc biệt những đêm cao điểm nhất vào 27 và 28 tháng Chạp, sản lượng có thể tăng từ 50%-60%, đạt khoảng 3.600 đến 4.000 tấn/đêm. Mặt hàng thịt heo vào đêm cao điểm có thể tăng hơn 2 lần, mặt hàng rau củ có thể tăng gấp 2 lần và trái cây tăng gấp 4 lần so với ngày thường.

Ông Phan Thanh Tân - Giám đốc Công ty Quản lý và Kinh doanh Chợ Bình Điền (Quận 8), đơn vị đã phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.

Theo đó, các lực lượng chức năng sẽ lấy 500 mẫu thủy sản kiểm tra nhanh trong đó 300 mẫu thủy sản kiểm tra hàn the, 100 mẫu thủy sản kiểm tra Formol, 100 mẫu thủy sản khô kiểm tra màu. Đối với mặt hàng rau củ quả và trái cây công ty chợ Bình Điền chủ động lấy mẫu tăng cường số lượng với 300 mẫu để giám giát kiểm tra chỉ tiêu dư lượng thuốc trừ sâu, chất tẩy trắng trong rau củ quả.

Đối với thịt gia súc, gia cầm đơn vị cũng tăng cường kiểm soát. Tất cả thịt heo nhập vào chợ đầu mối Bình Điền phải được đeo vòng nhận diện có đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc theo quy định. Đơn vị cũng phối hợp kiểm tra giấy kiểm dịch, dấu niêm phong của lô hàng từ nơi giết mổ về chợ; kiểm tra chất lượng sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển đối với các sản phẩm động vật nhập vào chợ. Trường hợp vi phạm thúy y lập biên bản vi phạm và tiêu hủy lô hàng theo quy định.

Sở Công Thương TP.HCM cho biết, để chuẩn bị nguồn hàng hóa cung ứng Tết Tân Sửu 2021, các doanh nghiệp trên địa bàn đã sản xuất, dự trữ cung ứng cho hai tháng Tết gần 19.700 tỷ đồng, trong đó nguồn hàng bình ổn thị trường là hơn 7.130 tỷ đồng. Riêng Tháng cao điểm phục vụ Tết, tính từ mùng 1 đến 30 tháng Chạp Âm lịch, tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 10.425 tỷ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172 tỷ đồng.

 

Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% – 54,5% nhu cầu thị trường, như thịt gia cầm 7.488 tấn (chiếm 54%), trứng gia cầm khoảng 68 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051 tấn (28%), thịt gia súc 5.594 tấn (21%), dầu ăn 1.671 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)...

Hàng hóa lương thực, thực phẩm thiết yếu cung ứng cho người tiêu dùng TP.HCM chủ yếu từ 3 nguồn chính gồm: Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường chiếm từ 30% - 40% thị phần; các chợ đầu mối với mặt hàng rau - củ - quả, thủy hải sản, thịt gia súc, chiếm 60% - 70% thị phần; các doanh nghiệp khác chiếm 10% - 20% thị phần.

Đức Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm