Quốc tế

Kinh ngạc loạt phát minh nổi tiếng ra đời từ những giấc mơ

Nhiều nhà khoa học, nhà sáng chế đã có những phát minh nổi tiếng, góp phần thay đổi cuộc sống của nhân loại. Đặc biệt, những phát minh của họ ra đời dựa trên giấc mơ khiến nhiều người cảm thấy thú vị và bất ngờ.

Máy may là một trong những phát minh nổi tiếng ra đời từ những giấc mơ. Sáng chế này là đứa con tinh thần của kỹ sư người Mỹ Elias Howe.

Kỹ sư Howe kể rằng từng nằm mơ phải chế tạo chiếc máy may cho một vị vua trong 24 giờ. Do không hoàn thành đúng thời hạn nên ông bị nhà vua ra lệnh xử tử.

Trong lúc thi hành án, ông Howe nhận thấy binh sĩ cầm cây giáo có lỗ xuyên qua ở phần đầu. Ngay lập tức ông nảy ra ý tưởng tạo ra chiếc máy may đầu tiên trong lịch sử và tỉnh dậy lúc 4h sáng.

Ông Howe nhanh chóng chạy tới xưởng chế tạo và thiết kế một loại kim cong, có lỗ kim để luồn chỉ ở đầu nhọn, phối hợp với con suốt chỉ tạo nên đường may. 2 năm sau khi có giấc mơ đặc biệt trên, ông được cấp bằng sáng chế cho phát minh máy may vào ngày 10/9/1846.

Một sáng chế ra đời nhờ giấc mơ được dư luận chú ý là cấu trúc phân tử của benzen. Nhà khoa học người Đức Friedrich August Kekulé phát hiện ra cấu tạo dạng vòng của benzen khi ngủ gật trên xe bus.

Theo lời kể của ông Kekulé, khi đang ngồi xe bus qua những con phố yên tĩnh thì ông chìm vào giấc mộng. Các nguyên tử nhảy nhót trước mắt ông và luôn luôn chuyển động.

Bất ngờ, ông nhìn thấy hai nguyên tử nhỏ liên kết với nhau theo cặp. Một nguyên tử lớn hơn gắn chặt với hai nguyên tử nhỏ hơn, đồng thời những nguyên tử lớn hơn liên kết với nhau thành chuỗi.

Nhờ giấc mơ khi ngủ gật đó, nhà khoa học Kekulé đã phát hiện ra cấu tạo vòng benzen.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Dimitri Mendeleev nổi tiếng khi ra đời từ một giấc mơ. Nhà khoa học này đã sắp xếp thành công 65 nguyên tố hóa học sau khi có một giấc mơ kỳ lạ.

Cụ thể, Mendeleev nằm mơ thấy một tấm bảng, nơi tất cả các nguyên tố được đặt vào chỗ theo yêu cầu.

Khi tỉnh dậy, ông viết việc sắp xếp các nguyên tố hóa học đã thấy trong giấc mơ vào giấy.

Nhờ bảng tuần hoàn của Mendeleev mà các nhà khoa học có thể dự đoán những nguyên tố mới chưa được biết đến.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo