Nâng tầm giá trị nông sản Việt qua nền tảng thương mại số
Nông dân là nhóm cần được quan tâm nhất khi tiến hành chuyển đổi số nông nghiệp / Chuyển đổi số để thay đổi bộ mặt nông nghiệp Việt Nam
Theo đó, đẩy mạnh thông tin, truyền truyền về Kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử (TMĐT), thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn đến người dân cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với các Bộ, ngành và đơn vị có liên quan chủ động cung cấp thông tin để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh; hiệu quả và kinh nghiệm triển khai trên thực tế tại một số địa phương.
Tăng cường thông tin quảng bá, giới thiệu về các sàn TMĐT, đặc biệt là sàn Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) và sàn Voso.vn (Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel) trong việc hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệplên sàn TMĐT và tiêu thụ nông sản. Qua đó, nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và giúp nông dân giữ giá, tránh bị thương lái ép giá.
Chú trọng thông tin, giới thiệu về các mặt hàng nông sản chất lượng cao; đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn phòng chống dịch bệnh... Hỗ trợ gắn thương hiệu với sản phẩm cụ thể của từng doanh nghiệp, địa phương, từnghộ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm cung cấp nông sản chất lượng tới người tiêu dùng thông qua sàn TMĐT.
Mặt khác, tập trung giới thiệu các kênh phân phối mới cho nông sản Việt Nam, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Cung cấp thông tin về: thị trường nông sản Việt Nam, phân tích, dự báo nhu cầu thị trường, giá bán; các sản phẩm, nguyên, vật liệu đầu vào có thương hiệu, đảm bảo chất lượng phù hợp với nhu cầu của các hộ sản xuất nông nghiệp; các chính sách ưu đãi cho hộ sản xuất nông nghiệp khi mua sản phẩm, nguyên, vật liệu đầu vào trên sàn TMĐT.
Tập trung giới thiệu các kênh phân phối mới cho nông sản Việt Nam, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các Bộ: TT&TT, Công Thương, NN&PTNT; giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với sàn TMĐT để triển khai công tác truyền thông.
Theo bản Kế hoạch, đối tượng truyền thông chính là các hộ sản xuất nông nghiệp, giúp họ biết đến lợi ích của việc bán hàng trên sàn TMĐT và kênh bán lẻ số để đăng ký gian hàng trên sàn TMĐT; là người tiêu dùng trên cả nước để thúc đẩy tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa; là kiều bào ở nước ngoài và người dân các nước nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và cuối cùng là các hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến nông sản.
Kế hoạch truyền thông Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn huy động tất cả các loại hình truyền thông đa dạng. Bao gồm: tuyên truyền trên báo in và báo, tạp chí điện tử, báo hình; tuyên truyền qua kênh thông tin cơ sở; tuyên truyền qua tin nhắn (chỉ sử dụng trong chiến dịch đặc biệt hoặc phát sinh nhu cầu cấp thiết được Lãnh đạo Bộ TT&TT phê duyệt); tuyên truyền qua kênh thông tin đối ngoại; tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử của các tỉnh, thành phố; tuyên truyền trên mạng xã hội…
Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chủ trì, phối hợp với Vụ Bưu chính (Bộ TT&TT) xây dựng kế hoạch và tổ chức truyền thông về việc thực hiện Kế hoạch của tỉnh và các địa phương khác trên các kênh truyền thông của tỉnh (báo đài địa phương, cơ quan báo chí Trung ương đóng tại địa phương...).
Trong khi đó, các doanh nghiệp bưu chính (Vietnam Post, Viettel Post) cùng với các Sở TT&TT xây dựng kế hoạch truyền thông ngắn hạn, dài hạn; theo các chủ đề gắn với những địa bàn cụ thể; phân nhóm người dùng, phân nhóm hàng hóa, nông sản theo hướng thống nhất cả hai doanh nghiệp cùng chung mục tiêu, chia sẻ dữ liệu, hỗ trợ phát triển chung trên địa bàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo