Chuyển đổi số

Nông dân là nhóm cần được quan tâm nhất khi tiến hành chuyển đổi số nông nghiệp

DNVN –Theo VIDA, Việt Nam có đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên các nhóm đối tượng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp số, thì nông dân không chỉ là thành phần sản xuất chủ lực mà còn là nhóm cần được quan tâm nhất.

7 đột phá của công nghệ 5G sẽ thay đổi nông nghiệp toàn cầu / TP.HCM: Tạo làm gió mới trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Năm 2021 đánh dấu mốc là năm đầu tiên Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) thực hiện Báo cáo tổng quan Nông nghiệp số Việt Nam năm 2021. Lễ công bố Báo cáo này vừa được diễn ra sáng nay 7/7 tại Hà Nội. Báo cáo được thực hiện với mục tiêu sẽ là ấn bản thường niên với nội dung cung cấp các thông tin, kiến thức về chuyển đổi số cũng như đánh giá thực trạng trong quá trình ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để thúc đẩy sự đi lên của toàn ngành nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Đức Tùng, Tổng thư ký VIDA,VIDA tập trung nhiều hơn vào các giải pháp và định hướng. Với những nghiên cứu của Hiệp hội, Việt Nam có đầy đủ cơ sở vật chất, hạ tầng để thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khảo sát của VIDA, trên các nhóm đối tượng liên quan trực tiếp đến nông nghiệp số, thì "nông dân là nhóm cần được quan tâm nhất".

Toàn cảnh lễ công bố báo cáo.

Toàn cảnh lễ công bố báo cáo.

Bên cạnh người nông dân, doanh nghiệp cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thành hệ sinh thái cho nông nghiệp số. Dựa trên việc đánh giá thực trạng đến phác thảo tầm nhìn ngành nông nghiệp, đã xác được khó khăn đặc trưng và điểm nghẽn chuyển đổi cũng như các mặt thực trạng, tác động công nghệ số và nhận định của doanh nghiệp về chính sách.

Báo cáo cũng đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể mang tính định hướng, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số, đạt hiệu quả cao, tiến tới nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.

Điểm nổi bật trong Báo cáo tổng quan Nông nghiệp số Việt Nam năm 2021 đó là những khó khăn được cụ thể hóa tới từng ngành hàng, nhóm doanh nghiệp, những điểm nghẽn chuyển đổi cũng đã được ghi nhận.

Báo cáo của VIDA đem tới cái nhìn tổng quan về chuyển đổi số. Bằng phương pháp tiếp cận qua hình thức khảo sát trực tuyến và phỏng vấn trực tiếp chuyên sâu, những quy chuẩn đầu tiên để đánh giá quá trình chuyển đổi số, làm tiền đề cho việc xây dựng các chỉ số đánh giá doanh nghiệp hình thành.

Một số biện pháp được VIDA đề nghị, gồm: xây dựng cơ sở dữ liệu chung đồng nhất, phát triển cơ sở hạ tầng với sự tham gia của nhiều bên, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho doanh nghiệp, phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo tập trung vào công nghệ mới, thúc đẩy nhận thức thông qua truyền thông.

Báo cáo nhần mạnh vị thế người nông dân trong vài trò các thành phần tham gia. Nguồn: VIDA

Báo cáo nhấn mạnh vị thế người nông dân trong vài trò các thành phần tham gia. Nguồn: VIDA

Để hướng tới một nền nông nghiệp số hiệu quả, bền vững, VIDA đề nghị sự vào cuộc mạnh mẽ từ các bên liên quan, cả trong lẫn ngoài ngành nông nghiệp. Mỗi thành phần tham gia cần được đánh giá cụ thể về những mối quan tâm, lợi ích, mức độ ảnh hưởng.

Mục tiêu của VIDA trong những năm tới, là xây dựng báo cáo tổng quan hàng năm trở thành một giải pháp tổng thể cho việc số hóa ngành nông nghiệp. Dự kiến, mỗi năm VIDA sẽ chọn một chương trình hành động trọng tâm và lấy ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực ấy.

Từ đó, ông Nguyễn Đức Tùng cho biết, Báo cáo tổng quan chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam 2021 sẽ là cơ sở cho các nhà quản lý xem xét để gắn kết với kỳ vọng trong tầm nhìn phát triển chung của toàn ngành, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để tăng tốc quá trình chuyển đổi.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm