'Bức tranh' bán lẻ hậu Covid-19 có gì khác?
Sacombank quý I/2020 lợi nhuận giảm, nợ xấu tăng nhanh / Lợi nhuận quý I Hoà Phát vẫn tăng trưởng, khó có thể ra sản phẩm thép HRC trong quý II
Sau khi tình hình dịch Covid-19 ổn định, giới chuyên gia dự đoán các nhà bán lẻ ở Việt Nam sẽ tập trung phát triển mô hình bán lẻ đa kênh linh hoạt và vững chắc hơn so với trước khi có dịch bệnh. Bởi lẽ, trong môi trường mới kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra, xu hướng mua sắm có nhiều thay đổi và việc bán hàng đa kênh cho thấy sức tăng trưởng tốt.
Cạnh tranh bán hàng đa kênh
Những cuộc khảo sát gần đây ở Tp.HCM cho thấy một thực tế chung là các doanh nghiệp (DN), cửa hàng... trong mùa dịch Covid-19 đã và đang sử dụng đa kênh để cạnh tranh, tiếp cận khách hàng nhanh, nhiều hơn thay vì bán hàng trực tiếp trên một kênh truyền thống như trước đây.
Điển hình như các DN bán lẻ trong ngành hàng dịch vụ ăn uống (F&B) đã chuyển đổi sản phẩm từ On-prem (tại chỗ) sang In-home (tại nhà). Hoặc với các nhóm sản phẩm, dịch vụ On-premise (tại chi nhánh) gặp khó khăn do người tiêu dùng không đi mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại chỗ, thì DN chuyển ngay sang kênh bán hàng Ideate - tức là nghĩ ra các sản phẩm, dịch vụ có thể phục vụ tận nhà.
Lẽ đương nhiên, về mặt trực tuyến (online) thì các DN cũng phải tận dụng tốt website công ty của mình để bán hàng hoặc thông qua mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, Youtube...), các sàn thương mại điện tử (Lazada, Tiki, Adayroi, Sendo, Shopee…).
Và các DN bán lẻ cần nhận thấy việc giao hàng tận nơi là động lực tăng trưởng cho DN của mình. Đây là vấn đề quan trọng trong bối cảnh lượng khách đến các địa điểm để mua sắm đã sụt giảm rõ rệt.
Mặc dù vậy, việc đầu tư vào bán lẻ đa kênh được cho là “cuộc chơi” khá tốn kém không phải nhà bán lẻ nào cũng tham gia phát triển tốt, nhất là với những DN nội địa thuộc dạng vừa và nhỏ.
Thế nhưng, đây là xu hướng chung, để không tụt lại phía sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì các DN bán lẻ truyền thống phải tham gia nếu không muốn mất đi nguồn khách hàng vốn ngày càng vắng dần.
Ở góc nhìn riêng của mình, bà Trang Bùi, Trưởng phòng thị trường - Công ty JLL Việt Nam, cho biết trước khi dịch Covid-19 bùng phát, tình hình ngành bán lẻ trong vòng 18 - 24 tháng qua khá tốt. Mặc dù thị trường thương mại điện tử vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng sẽ không lấy mất phần bánh của bán lẻ truyền thống, mà sẽ là điểm cộng thêm cho nhà bán lẻ biết nắm bắt.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào mùa dịch này sẽ thấy các nhà bán lẻ có cơ sở hạ tầng để thực hiện các đơn đặt hàng trực tuyến thông qua giao hàng tận nhà hiện đang được coi là có lợi thế khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến.
Đối mặt nhiều thách thức
Qua quan sát của bà Trang Bùi vào thời điểm hiện tại thì những thách thức trên thị trường là việc giải quyết tiền thuê quá hạn từ các nhà bán lẻ và khách thuê nhà đã phải đóng cửa.
“Mục Điều kiện Bất khả kháng - một yếu tố quan trọng trong các hợp đồng – lại là một phần mà mọi người hay cho là mặc định. Tuy nhiên, trong 2 tuần qua, những mệnh đề đó đang được đọc đi đọc lại trên bàn thương lượng”, bà Trang Bùi chia sẻ.
Theo giới chuyên gia, mặt thanh khoản trong ngành bán lẻ Việt cũng là một vấn đề lớn. Có nghĩa là nhà kinh doanh có bao nhiêu tiền mặt trong ngân hàng để duy trì hoạt động kinh doanh của họ. Nhóm gặp khó khăn nhất có lẽ sẽ là các cửa hàng vừa và nhỏ, sở hữu và vận hành bởi các hộ gia đình.
Trên thực tế, thanh khoản trung bình của các cửa hàng này là một vài tuần chứ không phải 6 tháng như đối với các công ty lớn. Bảo vệ dòng tiền rất quan trọng đối với tất cả các nhà bán lẻ và đặc biệt đối với những nhà khai thác có tỷ suất lợi nhuận mỏng. Giới chuyên gia khuyên những nhà bán lẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch Covid-19 có thể tìm đến khoản cứu trợ tạm thời từ chủ nhà.
Bên cạnh đó, theo nhận định mới đây từ một công ty nghiên cứu thị trường, sự sụt giảm của lượng khách du lịch quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ nhất đến thị trường bán lẻ xa xỉ ở Việt Nam. Chi tiêu bán lẻ trong nước có thể bị giảm tạm thời do người tiêu dùng không muốn ra khỏi nhà.
Các mặt hàng không thiết yếu và dịch vụ giải trí sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn mặt hàng thiết yếu – loại sản phẩm người tiêu dùng có xu hướng tích trữ khi có dịch. Các mặt hàng xa xỉ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất vì người tiêu dùng thắt chặt túi tiền và chỉ chú trọng mua sắm cho các nhu yếu phẩm hàng ngày.
Ngoài ra, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cũng sẽ tác động đáng kể đến ngành bán lẻ. Hạn chế giao thương tại các cảng và sân bay cửa ngõ chính dẫn đến kho bãi và phương tiện vận chuyển phục vụ chuỗi cung ứng “đóng bụi”.
Nếu tình hình dịch bệnh ổn định vào giữa năm, mùa mua sắm cuối năm vào quý IV/2020 sẽ giúp giảm bớt tác động tài chính của dịch bệnh vào đầu năm. Tuy nhiên, doanh số bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán đã bị ảnh hưởng và nhiều tháng không hoạt động có thể sẽ tạo ra lỗ hổng tài chính không thể phục hồi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp
“Bức tranh” thị trường bán lẻ Việt đang có nhiều thay đổi từ dịch Covid-19