Thị trường

15 lô tôm xuất khẩu bị cảnh báo chất lượng

DNVN – Trong 5 tháng đầu năm 2021, có 15 lô hàng tôm bị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó đáng chú ý là cảnh báo về các chỉ tiêu dịch bệnh (5 lô), tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm 4 lô, vi sinh 5 lô.

Điểm danh 4 nhóm hàng xuất khẩu 10 tỷ USD / Kim ngạch xuất khẩu điện thoại, máy tính và linh kiện điện tử đạt hơn 41 tỷ USD

Tổng cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, sản lượng tôm nước lợ đạt 371 nghìn tấn (tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó sản lượng tôm sú đạt 113 nghìn tấn và tôm thẻ chân trắng đạt 258 nghìn tấn.

Ước tính kim ngạch xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm đạt 1,5 tỷ USD (trong đó, tôm sú đạt 200 triệu USD, tôm thẻ chân trắng đạt 1,3 tỷ USD).

Trong 5 tháng đầu năm 2021, có 15 lô hàng tôm bị cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo (giảm 11% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó đáng chú ý là cảnh báo về các chỉ tiêu dịch bệnh (5 lô), tồn dư hóa chất, kháng sinh cấm 4 lô; vi sinh 5 lô.

Còn tại trong nước, Cục đã thực hiện lấy 537 mẫu tôm nuôi (thẻ, sú) tại 76 vùng nuôi tôm tập trung để phân tích dư lượng hóa chất, kháng sinh tại vùng nuôi. Kết quả, đã phát hiện 6 mẫu vi phạm (Chloramphenicol, Ciprofloxacin, Oxytetracycline, Ormetoprim).

5 tháng đầu năm, số lô tôm xuất khẩu bị cảnh báo chất lượng giảm 11% so với cùng kỳ 2020.

5 tháng đầu năm, số lô tôm xuất khẩu bị cảnh báo chất lượng giảm 11% so với cùng kỳ 2020.

Cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản cho biết, các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản nói chung và các cơ sở chế biến tôm nuôi nước lợ nói riêng đều phải xây dựng và thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo nguyên tắc HACCP.

Theo đó, các cơ sở sơ chế, chế biến tôm nước lợ phải nhận diện và kiểm soát các mối nguy an toàn thực phẩm (đặc biệt là đối với mối nguy hóa chất, kháng sinh) trong nguyên liệu tôm. Việc tự kiểm soát của các cơ sở sơ chế, chế biến tôm nuôi chủ yếu được thực hiện thông qua hoạt động lấy mẫu thẩm tra nguyên liệu (tại ao nuôi trước khi thu hoạch hoặc tại công đoạn tiếp nhận nguyên liệu của cơ sở chế biến) nhằm làm giảm rủi ro tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm sản xuất tại cơ sở.

Đến nay, cả nước có 406 cơ sở chế biên tôm nuôi được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất nhập khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lập danh sách như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc...

Bên cạnh đó, Tổng cục Thủy sản cũng đưa ra dự báo, xuất khẩu tôm của Việt Nam những tháng cuối năm 2021 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt do có lợi thế từ FTA, đảm bảo được sự ổn định trong nuôi tôm thương phẩm và chế biến sản phẩm khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Với nhận định đó, ngành thủy sản đặt kế hoạch cả năm 2011, duy trì phát triển ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ 740 nghìn ha, trong đó 630 nghìn ha nuôi tôm sú và 110 nghìn ha nuôi tôm thẻ chân trắng. Sản lượng tôm các loại cả năm 2021 đạt 980 nghìn tấn, trong đó tôm sú 280 nghìn tấn, tôm thẻ chân trắng 633 nghìn tấn (còn lại là tôm khác). Kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 3,8 - 4 tỷ USD.

Huyền Phạm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm