2 trường hợp được kiểm soát, chi phối với doanh nghiệp bị mua lại
DNVN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cạnh tranh 2018. Nghị định này có nội dung quy định 2 trường hợp được kiểm soát, chi phối với doanh nghiệp bị mua lại.
Khai trương Trung tâm Thương mại và siêu thị BigC Go Quảng Ngãi: Chỉ đón tiếp khách hàng đeo khẩu trang / HDBank hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nông sản Mỹ
Theo đó, quy định việc kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp khác là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% cổ phần có quyền biểu quyết của doanh nghiệp bị mua lại;
Doanh nghiệp mua lại giành được quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trên 50% tài sản của doanh nghiệp bị mua lại trong toàn bộ hoặc một ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại đó.
Ngoài ra, quy định quyền của doanh nghiệp mua lại đối với doanh nghiệp bị mua như sau: Trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc của doanh nghiệp bị mua lại. Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ doanh nghiệp bị mua lại. Quyết định những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp bị mua lại.
Nghị định 35/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/5/2020.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới
Kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2024)
Cột tin quảng cáo