365.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024
Giá heo hơi hôm nay 29/12/2023: Cao nhất đạt 52.000 đồng/kg / Tỷ giá USD hôm nay 29/12: Đồng USD quay đầu tăng
Tháng 12, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đón nhận nhiều thông tin tích cực khi lượng trái phiếu mua lại tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022, đạt 22.100 tỷ đồng.
Những số liệu mới nhất từ Bộ Tài chính cũng cho thấy 1 năm gồng mình vượt thách thức của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tới hành lang chính sách được hiện thực hóa và nỗ lực, sự chia sẻ từ chính doanh nghiệp và các trái chủ.
Theo thống kê mới nhất của Bộ Tài chính, năm 2023 ghi nhận khối lượng phát hành giảm 27% so với năm ngoái, nhưng ngược lại, khối lượng mua lại trái phiếu doanh nghiệp lại tăng 5,8%.
Mới đây, Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt đã thông báo về kết quả mua lại toàn bộ hai lô trái phiếu với tổng mệnh giá phát hành là 800 tỷ đồng, chính thức đưa dư nợ trái phiếu về 0 đồng.
"Những dự án nào có pháp lý tốt, mang lại dòng tiền nhanh thì chúng tôi đẩy rất nhanh để thu tiền nhanh. Chúng tôi cơ cấu lại danh mục tài sản, bơm thêm tài sản vào để làm sao hỗ trợ dòng tiền trả nợ trái phiếu", ông Bùi Quang Anh Vũ, Tổng Giám đốc Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt, chia sẻ.
Theo các thành viên thị trường, giai đoạn thách thức nhất với thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã qua, dự báo thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới. (Ảnh minh họa - Ảnh: PLO)
Không chỉ các doanh nghiệp bất động sản, mà năm qua các ngân hàng cũng đẩy mạnh mua lại trái phiếu trước hạn. Mới đây, OCB mua lại 12.400 tỷ đồng; LPBank mua lại 6.100 tỷ đồng; VIB mua lại 6.000 tỷ đồng; hay Vietcombank mua lại 1.300 tỷ đồng trong 2 tháng cuối năm.
"Đây là kết quả sự nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu, cũng như thời điểm này lãi suất có xu hướng giảm nhanh, họ có dư địa để tái cấu trúc khoản vay", bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối nghiên cứu Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS), cho biết.
"Tiếp tục gia hạn, tiếp tục duy trì để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư và uy tín của doanh nghiệp. Thứ hai là nếu như nhà đầu tư không đồng ý thì phải có nguồn để thanh toán. Thứ ba là áp lực của dòng tiền để tái phát triển", ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị SaigonRatings, cho hay.
Chính sách tiền tệ và tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp được duy trì ngay từ đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là động lực để vực dậy thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi đó, những hành vi sai phạm đã được xử lý nghiêm minh, điển hình như các vụ việc Tân Hoàng Minh hay Vạn Thịnh Phát.
"Doanh nghiệp và trung gian tài chính phân phối trái phiếu trên thị trường, sau những sai phạm bị xử lý như vừa qua, họ cũng trở nên tăng kỷ luật, kỷ cương hơn. Thị trường cũng sẽ phát triển theo hướng minh bạch, hiệu quả hơn", ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và các tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, nhận định.
Năm tới, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn sẽ lên tới 365.000 tỷ đồng và áp lực chủ yếu vào quý II. Tuy nhiên, theo các thành viên thị trường, giai đoạn thách thức nhất với thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã qua, dự báo thị trường sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bất động sản miền Trung khởi sắc: Đà Nẵng, Quảng Bình dẫn đầu xu hướng tăng trưởng
Thủ tướng: Can thiệp vào hoạt động doanh nghiệp nhà nước sẽ làm méo mó thị trường, cản trở phát triển
Mắc một loạt sai phạm, Chứng khoán SmartInvest AAS bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
Quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD