7 dấu hiệu nhận biết thị trường chứng khoán đã đi vào vùng rủi ro
Công nghiệp bán dẫn Việt Nam hấp dẫn dòng vốn mới / Bộ Xây dựng: Bất động sản có nhiều tín hiệu tích cực
Sau những biến cố trong năm 2022, thị trườngchứng khoánViệt Nam bước sang năm 2023 với các yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen. Thị trường chứng khoán từ tháng 9 vừa rồi đã điều chỉnh sau một đà tăng dài.
Tuy nhiên, diễn biến này, theo các chuyên gia, chỉ là một xu hướng ngắn hạn, xuất phát do Ngân hàng Nhà nước liên tục hút tiền về qua kênh tín phiếu để kiểm soát tỷ giá và cũng đồng pha giảm với thị trường chứng khoán toàn cầu.
Thị trường chứng khoán vẫn được các công ty chứng khoán nhìn nhận còn nhiều triển vọng trong thời gian dài.
Việc nhận biết được thị trường đã đi vào vùng rủi ro giúp nhà đầu tư tránh được những thời điểm đầu tư cổ phiếu không phù hợp và hạn chế mất mát. Từ đó, nhà đầu tư cũng có cơ hội tìm ra mã cổ phiếu có tiềm năng tăng giá và thanh khoản tốt.
Nhà đầu tư có thể vận dụng các phương pháp để nhận diện thị trường đã đi vào vùng rủi ro hay chưa. Ảnh: Dân trí
Chuyên gia Đặng Trần Phục - Chủ tịch HĐQT của AzFin Việt Nam - đưa ra 7 dấu hiệu nhà đầu tư có thể quan sát để loại trừ thời điểm đầu tư cổ phiếu mang tính rủi ro cao.
1. Định giá P/B cao hơn trung bình 10 năm
P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá cổ phiếu với giá trị sổ sách của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu. Khi P/B thấp, đồng nghĩa nhà đầu tư đang bỏ số tiền thấp hơn giá trị thực của cổ phiếu.
Trong trường hợp P/B cao hơn đáng kể so với mức trung bình 10 năm, điều này cho thấy thị trường chứng khoán đã vào vùng không rẻ.
2. Tài khoản mở mới cao, thanh khoản duy trì cao trong từ 3-6 tháng
Điều này cho thấy đám đông đã vào thị trường rất nhiều. Khi đám đông tham gia vào càng nhiều, thị trường chứng khoán sẽ trở nên rủi ro hơn.
3. Margin tại các công ty chứng khoán cao kỷ lục
Margin là hành động nhà đầu tư vay thêm tiền của công ty chứng khoán để tăng sức mua chứng khoán, sau đó sử dụng chính các chứng khoán đã mua làm tài sản thế chấp. Khi các công ty chứng khoán đã cho vay quá nhiều, cho thấy có sự căng cứng trong dòng tiền của các công ty vào thị trường. Điều này có thể gây ra phản ứng bán tháo, bán giải chấp của các công ty.
4. Hoạt động phát hành cổ phiếu huy động vốn diễn ra sôi động
Điều này tương ứng sẽ có hàng tỷ cổ phiếu phát hành ra thị trường, cho thấy lượng cung hàng hóa - ở đây là cổ phiếu - rất nhiều. Do đó làm cung - cầu của thị trường bị đảo ngược.
5. Vắng bóng các cổ phiếu dưới định giá (10.000 đồng)
Dù có thể đây là dòng penny - cổ phiếu của công ty có quy mô nhỏ, thị giá và mức vốn hóa thấp, thanh khoản kém, độ rủi ro của cổ phiếu cao. Song nếu thị trường vắng bóng các cổ phiếu này, đồng nghĩa dòng tiền đã trở lên "điên cuồng", đẩy giá cổ phiếu lên, bất chấp rủi ro.
6. Lãi suất và lạm phát không giảm, hoặc có dấu hiệu tăng
Điều này cho thấy chính sách tiền tệ có thể đảo chiều từ nới lỏng sang thắt chặt, từ dễ dàng sang khó khăn. Điều này là cản trở lớn đối với thị trường chứng khoán.
7. ROE cao hơn trung bình quá nhiều
ROE được hiểu là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Đây là tỷ số quan trọng với các cổ đông, đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Các nhà đầu tư phân tích ROE để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.
Khi ROE quá cao, đây là thời điểm doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất, phía trước sẽ khó có thể hiệu quả hơn nữa, thậm chí suy giảm kinh doanh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo